Hướng tới phát triển nông nghiệp sạch ở Chiềng La

Đến xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, chúng tôi được giới thiệu về mô hình hệ thống nhà kính trồng rau, củ sạch của gia đình anh Tòng Văn Doa, bản Lả Lốm. Đây là mô hình ứng dụng công nghệ cao đầu tiên được triển khai trên địa bàn xã.

Giọng nữ

Ấn tượng đầu tiên là mô hình được đầu tư bài bản với hệ thống khung sắt kiên cố, phủ màng kính, lưới chống côn trùng, hệ thống tưới nhỏ giọt… Và những dàn dưa leo "baby" đang đơm hoa, kết trái.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình, anh Doa kể: Trước đây, gia đình tôi đã thực hiện mô hình chăn nuôi lợn và thỏ, nhưng do bị dịch bệnh và bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên cả 2 lần khởi nghiệp đều thất bại. Thu nhập khó khăn, vợ chồng tôi cùng nhau đi làm thuê tại một doanh nghiệp ở Hải Dương chuyên về mảng nông sản sạch. Sau 2 năm vừa làm, vừa học tập kinh nghiệm, cùng với tích góp được một chút vốn, năm 2024, vợ chồng tôi quyết định về nhà để thực hiện mô hình này trên chính quê hương của mình.

Gia đình anh Doa chăm sóc vườn dưa leo.

Trên diện tích hơn 2.000m2 đất, được chia thành các khu: Nhà kho (chuyên chế biến sơ dừa để ươm giống), làm vườn ươm, nhà kính hơn 1.700m2 trong đó có 600m2 đã lắp đặt đầy đủ hệ thống, còn lại trong giai đoạn hoàn thiện. Tính đến thời điểm này, gia đình anh và 2 hộ cùng góp vốn đã đầu tư hơn 250 triệu đồng vào thực hiện mô hình. 

Hệ thống tưới gắn với pha phân bón dẫn nước đến vườn kính hoàn toàn tự động. Luống trồng được phủ màng, rau không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn nước sạch trong quy trình khép kín  nên khi đến tay người tiêu dùng, sản phẩm không chỉ tươi ngon mà còn đảm bảo sạch và an toàn.

Hệ thống tưới tự động cho nhà kính. 

 Mời chúng tôi ăn thử những quả dưa leo tươi vừa hái từ vườn, chị Tòng Thị Thơm, vợ anh Doa phấn khởi khoe: Do mới hoàn thành được 600m2 nhà kính, nên bắt đầu từ tháng 8/2024, gia đình tôi trồng vụ dưa đầu tiên. Từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ trong 3 tháng. Nhờ trồng trong nhà kính, mỗi cây cho thu hoạch tối đa khoảng 3kg quả. Vụ đầu tiên, gia đình tôi thu hoạch được 3 tấn, giá bán là 20.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi khoảng 40 triệu đồng. Hiện nay, gia đình đang chăm sóc vụ dưa leo thứ hai, dự kiến sẽ cho thu hoạch trong tháng 3/2025. Bên cạnh đó trồng thử nghiệm cây cà chua và rau thủy canh; tích cực ươm giống cây dưa lê, dưa lưới; hoàn thiện 1.100m2 nhà kính còn lại để trồng dưa lưới, dưa lê trong thời gian tới. 

Cũng theo chị Thơm, trồng rau củ trong hệ thống nhà kính có thể sản xuất liên tục 4 vụ trong năm. Giống và phân bón được nhập từ các công ty uy tín. Ưu điểm lớn nhất của phương thức sản xuất này là hạn chế sự tác động bởi thời tiết, nhất là cây trồng không bị thiệt hại, dập nát khi gặp mưa lớn như sản xuất ngoài trời. Đặc biệt, nhà kính, nhà lưới giúp ngăn chặn hiệu quả côn trùng xâm nhập gây hại trên cây trồng. Người dân có thể sản xuất an toàn, giảm tối đa việc sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh; giảm được chi phí nhân công. Bên cạnh chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, gia đình chị sẽ liên hệ với các đơn vị trường học trên địa bàn huyện và siêu thị tại Thành phố để cung cấp thị trường những nông sản sạch, đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững.

Anh Tòng Văn Doa thu hoạch dưa leo. 

Ông Lò Văn Hỏa, Chủ tịch UBND xã Chiềng La, đánh giá: Mô hình đã cho thấy những nỗ lực, cố gắng của người nông dân trong thay đổi tư duy sản xuất truyền thống sang áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Từ hiệu quả mô hình, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân đến học hỏi và nhân rộng, giúp bà con phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, hiệu quả, bền vững.

 

Vợ chồng anh Doa ươm giống cây trồng.

Cùng với duy trì và nhân rộng các mô hình kinh tế như: Trồng cây cà phê ở bản Song; trồng lúa theo hướng hữu cơ tại bản Nưa, Chiềng La, Chiềng Cang, Lả Lốm; trồng nấm, nuôi gia cầm ở bản Chiềng La, Chiềng Cang. Mô hình hệ thống nhà kính trồng rau, củ sạch tại bản Lả Lốm giúp nhân dân nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

 

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.