Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Xây dựng trường học thân thiện gắn với bản sắc dân tộc

Mô hình “Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc” trên địa bàn thành phố Sơn La đang được các trường mầm non triển khai hiệu quả, từng bước tạo môi trường học tập thân thiện, sinh động và đậm đà bản sắc dân tộc.

Giọng nữ
Cô và trò Trường Mầm non Chiềng Xôm, Thành phố học múa xòe.

Trường Mầm non Hua La đã xây dựng góc “Quê hương Sơn La” là nơi trưng bày nông cụ truyền thống, như: Cuốc gỗ, nong nia, giỏ đan,... những vật dụng gần gũi, gắn bó với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái, Mông, Dao. Giáo viên không chỉ hướng dẫn trẻ gọi tên, mà còn kể những câu chuyện về nguồn gốc, cách sử dụng, ý nghĩa văn hóa của từng món đồ. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phiên chợ vùng cao, trò chơi dân gian, tìm hiểu về trang phục truyền thống... giúp khơi dậy hứng thú học tập, cảm nhận giá trị văn hóa qua từng đồ vật, câu chuyện, điệu múa, lời hát.

Cô giáo Lò Thị Yến, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hua La, chia sẻ: Từ trong trường học, không gian văn hóa không chỉ giúp trẻ hình thành niềm tự hào dân tộc mà còn tạo nên môi trường học tập thân thiện, hấp dẫn, nơi trẻ được học, được chơi và lớn lên cùng văn hóa của dân tộc mình.

Còn tại Trường Mầm non Chiềng Xôm, các lớp học được bài trí bằng tranh ảnh, thổ cẩm, trang phục dân tộc... tạo nên sự sinh động và gần gũi. Hằng ngày, trẻ được học hát dân ca Thái, múa xòe, chơi ném còn, gói bánh chưng, làm cơm lam... Mỗi năm học, nhà trường đều tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề như “Chợ quê em”, “Bé vào hội xuân”, “Ngày Tết quê em”... để trẻ phát huy tính sáng tạo và thể hiện mình.

Giáo viên Trường mầm non Hoa Hồng, xã Chiềng Ngần giới thiệu cho trẻ về trang phục đồ dùng của dân tộc Thái.

Cô Quàng Thị Nguyệt, giáo viên Trường Mầm non Chiềng Xôm, cho biết: Chúng tôi dạy trẻ từ những điều gần gũi nhất, chào hỏi bằng tiếng Thái, gọi tên hoa văn thổ cẩm; giới thiệu về các lễ hội cổ truyền. Khi trẻ hiểu mình là ai, từ đâu đến, các em sẽ biết trân trọng bản sắc của dân tộc và tự hào về nguồn cội.

Việc các trường mầm non đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động trải nghiệm văn hóa, từ trang trí lớp học bằng tranh ảnh, họa tiết thổ cẩm, đến xây dựng các khu vực trải nghiệm ngoài trời, tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận văn hóa bằng các giác quan. Với sự đồng hành của phụ huynh và cộng đồng địa phương, giúp cho không gian văn hóa các dân tộc tại trường học thêm đa dạng và gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của trẻ.

Một số trường còn mời các nghệ nhân, người cao tuổi trực tiếp truyền dạy trẻ các làn điệu dân ca, kỹ năng làm đồ thủ công. Chính sự đồng hành ấy đã giúp nhà trường trở thành nơi bảo tồn và tiếp nối văn hóa một cách tự nhiên, bền vững. Trẻ không chỉ tiếp nhận tri thức, mà còn sống trong môi trường giàu chất văn hóa, thấm dần niềm tự hào về dân tộc, quê hương.

Giáo viên Trường Mầm non Hua La giới thiệu cho học sinh về trang phục áo cóm của dân tộc Thái.

Ông Hoàng Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố, cho biết: Phòng chỉ đạo các trường mầm non thực hiện lồng ghép các hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của địa phương trong các hoạt động giáo dục âm nhạc, mỹ thuật; giáo dục trải nghiệm; các hoạt động sau giờ chính khóa... Qua đó tạo môi trường giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về văn hóa địa phương; có khả năng cảm nhận và thể hiện cái hay, cái đẹp trong văn hóa các dân tộc.

Việc đưa các nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc vào trường mầm non thông qua “Góc địa phương”, “Góc truyền thống” hay các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, không chỉ giúp trẻ có ý thức lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, mà còn góp phần bồi đắp nhân cách sống, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.

Yến Vi (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Thời sự - Chính trị -
    Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, quá trình triển khai mô hình chính quyền 2 cấp bước đầu sẽ có một số khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương cần tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh kết nối dữ liệu, bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ công nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi.
  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.
  • 'Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nông thôn mới -
    Đoàn xã Phiêng Pằn thành lập trên cơ sở sáp nhập các đoàn xã Phiêng Pằn, Nà Ớt, Chiềng Lương, có 743 đoàn viên, sinh hoạt tại 53 chi đoàn. Với tinh thần xung kích, tình nguyện và trách nhiệm vì cộng đồng, các đoàn viên thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
  • 'Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn

    Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn

    Nông thôn mới -
    Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và vận hành mô hình hệ thống chính trị mới, xã Mường La được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Ít Ong và các xã Nặm Păm, Chiềng San, Chiềng Muôn, Pi Toong. Những năm qua, các địa phương đã huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đổi thay Mường Chiên

    Đổi thay Mường Chiên

    Kinh tế -
    Về xã Mường Chiên mùa này, những thửa ruộng bậc thang đầy ắp nước chồng lên nhau thành từng lớp lung linh và quyến rũ, kéo dài từ lòng hồ sông Đà lên các khu dân cư; những triền đồi được phủ xanh bởi các loại cây ăn quả; những ngôi nhà xây kiên cố, đường giao thông nông thôn sạch đẹp, tạo nên diện mạo nông thôn mới Mường Chiên.