Thuận Châu chú trọng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Những năm qua, huyện Thuận Châu duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở các bậc học, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo của địa phương.

Giờ học tin học của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Co Mạ.

Thuận Châu có 29 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở, 16 trường TH-THCS, 4 trường trung học phổ thông, 1 trường PTDT nội trú THCS và THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Với hệ thống trường lớp được mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao đã và đang củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC) trên địa bàn.

Ông Nguyễn Đức Thặng, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả PCGD tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và XMC cho người lớn, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phục vụ thiết thực công tác PCGD. Thực hiện tốt chương trình đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nghề; đồng thời, tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho công tác PCGD, XMC...

Lớp học xóa mù chữ tại xã Muổi Nọi.

Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo tổ chức các lớp học chuyên đề về y tế, văn hóa, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... tại các trung tâm học tập cộng đồng, nhằm củng cố kết quả biết chữ, hạn chế tái mù chữ. Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư; triển khai sâu, rộng các mô hình học tập “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” để thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020, 2021 - 2030.

Đến thăm lớp học xóa mù chữ ở xã Muổi Nọi, lớp học có 42 học viên, người cao tuổi nhất là 54 tuổi, trẻ nhất là 29 tuổi. 100% học viên là lao động phổ thông, nhiều người đang là bố mẹ, ông bà; nhưng họ đã khắc phục khó khăn, thu xếp việc gia đình đến đây để học chữ. Bà Quàng Thị Muôn, 54 tuổi, bản Thán Sàng, cho biết: Trước đây, do tôi không đi học nên chưa biết chữ. Tôi đã sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia lớp học này.

Thầy giáo Nguyễn Viết Quân, Phó Hiệu trưởng Trường TH-THCS Muổi Nọi, cho biết: Năm nào chúng tôi cũng phối hợp với UBND xã tổ chức lớp học xóa mù chữ. Tuy một số học viên gia đình ở xa trung tâm xã, bản, nhưng đều đến lớp đúng giờ, chăm chỉ học chữ. Các lớp đều thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy, số lượng học viên tham gia giao động từ 40-50 người, luôn tham gia đầy đủ...

Ông Nguyễn Đức Tôn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện, thông tin: Với hệ thống trường lớp mở rộng ở các cấp học và các chính sách hỗ trợ học sinh bán trú đã thu hút học sinh trong độ tuổi đến trường và duy trì ổn định sĩ số học sinh. Đến nay việc huy động trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 99,63%. Trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt 97,7%. Học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào học lớp 6 đạt 99,3%; thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt 90,03%. Đến thời điểm này, 29 xã, thị trấn của huyện đạt PCGD tiểu học mức độ 3; có 22 xã đạt PCGD THCS mức độ 2; có 7 xã đạt PCGD THCS mức độ 3. Có 29 xã, thị trấn đạt xóa mù chữ mức độ 2.  

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước được đầu tư đồng bộ. Hiện nay, bậc tiểu học toàn huyện có 681 phòng học, 672 lớp; trong đó, 410 phòng kiên cố, 245 phòng bán kiên cố, chỉ còn 26 phòng tạm. Đối với bậc học THCS, có 414 phòng học, 363 lớp; trong đó, 366 phòng kiên cố, 39 phòng bán kiên cố, 9 phòng tạm. Các phòng học đều đạt theo tiêu chuẩn quy định; đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, thuận tiện. 

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên được quan tâm, đáp ứng về số lượng và chất lượng chuyên môn. Huyện đã thực hiện việc điều động, luân chuyển hợp lý, chú trọng đến những xã vùng 3. Hiện nay, toàn huyện có 974 cán bộ, giáo viên, nhân viên tiểu học; trong đó, giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn 95,5%. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bậc THCS có 839 người; trong đó, giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt 87,2%; giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS đạt 100%.

Giờ ăn của học sinh Trường PTDTBT THCS Co Mạ.

Phát huy những kết quả đạt được, huyện Thuận Châu tiếp tục tăng cường tuyên truyền về công tác PCGD, XMC; từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy; nâng cấp và bổ sung trang thiết bị dạy học; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng; tiếp tục quy hoạch thực hiện chương trình kiên cố hóa phát triển mạng lưới trường lớp, củng cố tăng cường cơ sở vật chất cho các trường... góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ PCGD, XMC trên địa bàn.

 

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.