Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Phù Yên xây dựng cơ sở vật chất các trường học vùng khó khăn

Bước vào năm học mới 2024-2025, huyện Phù Yên có 68 trường học từ bậc mầm non đến THPT, với trên 35.000 học sinh, trong đó, có 38 trường học ở các xã vùng sâu, vùng xa. Đến nay, 100% trường học đã được đầu tư, mua sắm các trang, thiết bị phục vụ dạy học, 15 trường học được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới một số hạng mục.

Giọng nữ
Điểm trường Tiểu học Suối Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên được đầu tư xây dựng.

Bà Lường Thị Thắm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Yên, thông tin: Ngay từ cuối năm học 2023-2024, phòng đã rà soát các trường học có cơ sở vật chất xuống cấp hoặc còn thiếu, xây dựng kế hoạch mua sắm trang, thiết bị, ưu tiên cho các xã vùng III còn nhiều khó khăn trình UBND huyện phê duyệt. Ngoài ra, từ năm 2022 đến nay, toàn huyện đã huy động, vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện hỗ trợ hơn 40 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng công trình trường, lớp học trên địa bàn.

Riêng với nhà ở bán trú, bếp ăn tập thể của trường học ở các xã vùng III, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các trường rà soát và tổng hợp nhu cầu, trình UBND huyện xem xét, phê duyệt đầu tư. Đồng thời, phối hợp với Phòng Dân tộc; Tài chính - Kế hoạch; Kinh tế - Hạ tầng xây dựng kế hoạch đề xuất với UBND huyện bố trí kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai xây dựng mới, bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường học và xây dựng điểm trường tại các bản.

Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa, đến nay, huyện Phù Yên có 1.220 phòng học, trong đó có 883 phòng học kiên cố; 328 phòng học bán kiên cố; 19 phòng học tạm, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ dạy và học. Tuy nhiên, hệ thống nhà ở bán trú, nhà ăn tập thể tại một số các trường có học sinh bán trú đã xuống cấp, hoặc chưa được xây dựng, huyện đang tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, từng bước xóa phòng học tạm, cũng như đáp ứng cơ sở vật chất cho học sinh ăn, ở bán trú tại trường.

Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS xã Kim Bon có 30 phòng học, mỗi năm, đón khoảng 1.000 học sinh theo học tại các khối lớp, nhu cầu ở bán trú trên 800 em học sinh, trong khi đó số phòng ở bán trú của nhà trường cũng chỉ đáp ứng được khoảng 100 học sinh. Thầy giáo Phạm Văn Liêm, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Cuối năm học 2023-2024, UBND huyện đã phê duyệt dự án xây dựng nhà lớp học 2 tầng, với 6 phòng học từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào tháng 5/2025, đáp ứng đủ nhu cầu phòng học của nhà trường. Bước vào năm học mới 2024-2025, nhà trường cũng đã được hỗ trợ mua sắm bổ sung một số máy tính mới tại phòng tin học, máy chiếu phục vụ giảng dạy tại các phòng học. Hiện nay, nhà trường đang tiếp tục đề xuất Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện xem xét hỗ trợ xây dựng nhà ở bán trú cho học sinh.

Còn tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Suối Tọ, năm học 2024-2025, nhà trường có trên 300 học sinh là con em đồng bào dân tộc Mông. Chuẩn bị bước vào năm học mới, nhà trường đã chủ động rà soát, phân loại học sinh được hưởng chế độ bán trú và ăn bán trú để sắp xếp các em vào phòng ở phù hợp. Cô giáo Thiều Thúy Nga, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Hiện nay nhà trường có 10 phòng học kiên cố, năm nay, nhà trường đã được đầu tư lắp đặt thêm 3 máy chiếu tại 3 phòng học, đảm bảo công tác chuyển đổi số trong giáo dục. Tuy nhiên, khu bếp ăn bán trú của học sinh có diện tích nhỏ, hẹp, nhà trường đã đề xuất với huyện tiếp tục đầu tư xây dựng bếp ăn bán trú mới và khu nhà ở bán trú của học sinh, giúp các em yên tâm học tập.

Huyện Phù Yên đang tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học, nhất là những trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho các thầy, cô giáo và các em học sinh được giảng dạy và học tập trong điều kiện tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Bài, ảnh: Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.
  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.