Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện phương pháp dạy học theo hướng lấy chất lượng, hiệu quả làm trọng tâm, đã đem lại những kết quả tích cực trong lĩnh vực giáo dục của huyện Mộc Châu.

Giờ học của thầy và trò Trường tiểu học và THCS Đông Sang, huyện Mộc Châu.

 


Năm học 2023-2024, huyện Mộc Châu có 43 đơn vị trường học, gồm 21 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 2 trường THCS, 17 trường liên cấp TH&THCS với tổng số gần 30.000 học sinh, 1.821 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Toàn huyện có 1.195 phòng học kiên cố, 442 phòng học bán kiên cố, 54 phòng học bộ môn, 58 phòng thư viện, 39 phòng thí nghiệm, 275 phòng bán trú học sinh, 201 phòng công vụ giáo viên và 164 các phòng chức năng khác.


Ông Vương Văn Học, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mộc Châu, thông tin: Ngay từ đầu năm học, phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; chuyển dần từ giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; quan tâm giáo dục truyền thống, lịch sử quê hương, kỹ năng sống, ý thức tự giác. Thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động, đặc biệt là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.


Là một trong những đơn vị đơn vị dẫn đầu khối trường tiểu học và trung học cơ sở của tỉnh, Trường THCS 8-4, thị trấn Nông trường Mộc Châu luôn tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học; khai thác, sử dụng các thiết bị dạy và học hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục. Năm học 2023-2024, nhà trường có 20 lớp với 857 học sinh; triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6, 7, 8; tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 9.


Cô giáo Nguyễn Thị Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường THCS 8-4, thị trấn Nông trường Mộc Châu, thông tin: Nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; tổ chức các hoạt động hội thảo, chuyên đề, dự giờ thăm lớp để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Duy trì việc khảo sát, phân loại đối tượng học sinh, có kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tất cả các khối lớp. Đối với các học sinh có lực học kém, giáo viên chủ nhiệm chủ động lên kế hoạch giúp đỡ các em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện. Qua đánh giá sơ kết học kỳ 1, khối 6, 7, 8 có 198 học sinh tốt, 284 học sinh khá; khối 9 có 53 em đạt học lực giỏi, 115 em đạt học lực khá. Có 64 học sinh tham gia thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, kết quả đạt 7 giải nhì, 16 giải ba, 41 giải khuyến khích.


Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục huyện Mộc Châu quan tâm đến công tác bán trú, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh yên tâm học tập. Năm học 2023-2024, trên địa bàn huyện Mộc Châu có 35 trường tổ chức nấu ăn bán trú cho 12.288 học sinh, trong đó có 26 đơn vị nấu ăn theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh; 9 trường nấu ăn cho học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116.


Thầy giáo Phan Đình Hiếu, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Đông Sang, chia sẻ: Năm học 2023-2024, nhà trường có 121 học sinh ở bán trú theo mô hình dân nuôi, mức đóng góp là 500.000 đồng/học sinh/tháng, bao gồm tiền thuê nấu ăn, mua gạo, thực phẩm và tiền chất đốt. Việc tổ chức bán trú dân nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập và rèn luyện kỹ năng sống. Nhiều phụ huynh rất phấn khởi, vui mừng vì con mình được ăn uống đầy đủ. Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng giảm hẳn, tỷ lệ học sinh đến trường đạt 98%.


Các trường học trên địa bàn huyện Mộc Châu thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của ngành. Năm học 2022-2023 và kỳ I năm học 2023-2024, toàn huyện có 351 học sinh giỏi cấp tỉnh, 33/49 trường chuẩn quốc gia, 100% số trẻ 5 tuổi đến trường, 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1; có 100% xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 3; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu của đội ngũ những người làm công tác giáo dục, sự chung tay, đồng lòng của phụ huynh học sinh, sự nghiệp giáo dục của huyện Mộc Châu đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương.

Bài, ảnh: Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    Hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    Kinh tế -
    Thực hiện chương trình tín dụng cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp thực hiện giải ngân nhanh, kịp thời, đúng quy định, góp phần giúp các địa phương hoàn thiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
  • 'Mường Bang, nhiều hộ tự nguyện thoát nghèo

    Mường Bang, nhiều hộ tự nguyện thoát nghèo

    Kinh tế -
    Xã Mường Bang mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp ba xã: Mường Bang, Mường Do và Mường Lang của huyện Phù Yên cũ với vị trí cách xa trung tâm và còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, đã có không ít hộ dân làm đơn tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, phản ánh sự chuyển biến trong nhận thức, ý chí vươn lên của nhân dân.
  • 'Sống xanh cùng điện năng lượng mặt trời

    Sống xanh cùng điện năng lượng mặt trời

    Xã hội -
    Điện năng lượng mặt trời mái nhà đang ngày càng phổ biến tại các khu dân cư và đô thị, bởi tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ như giá mua điện ưu đãi và miễn giảm thuế đã khuyến khích thúc đẩy người dân tìm đến các giải pháp năng lượng sạch.
  • 'Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

    Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

    Xã hội -
    Chiềng Cơi là phường được thành lập trên cơ sở sáp nhập phường Chiềng Cơi và các xã Chiềng Cọ, Hua La (cũ). Từ đầu tháng 6 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 7 hộ chăn nuôi ở các bản Nẹ Tở, Hùn, Hôm, Ót Luông, khiến 131 con lợn bị nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy, với tổng trọng lượng 4.273 kg. Cấp ủy, chính quyền phường đang khẩn trương khoanh vùng, dập dịch không để dịch bệnh lây lan diện rộng, giúp người dân yên tâm, phát triển chăn nuôi.
  • 'Tạ Khoa với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

    Tạ Khoa với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

    Xã hội -
    Hướng tới Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7, xã Tạ Khoa triển khai nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
  • 'Giữ vững ổn định thị trường

    Giữ vững ổn định thị trường

    Xã hội -
    Bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý vi phạm, chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, tiểu thương..., là những giải pháp trọng tâm mà Đội Quản lý thị trường số 4 đã và đang triển khai, để giữ vững sự ổn định của thị trường trên địa bàn các xã phụ trách.
  • 'Phòng chống cháy, nổ từ hàn cắt kim loại

    Phòng chống cháy, nổ từ hàn cắt kim loại

    Alo 114 -
    Thời gian qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ cháy, nổ nghiêm trọng liên quan đến hoạt động hàn, cắt kim loại, để lại những hậu quả thương tâm, thiệt hại về người và tài sản. Tại tỉnh Sơn La, mặc dù đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cảnh báo nhiều lần nhưng việc thợ hàn, cắt kim loại bất cẩn, chủ quan vẫn diễn ra, để lại những thiệt hại đáng tiếc.