Khởi sắc giáo dục vùng cao, biên giới

Những ngày cuối năm, chúng tôi đến thăm Trường THCS Mường Bám, huyện Thuận Châu. Ngôi trường 2 tầng khang trang, sạch đẹp, trồng nhiều loại hoa, cây cảnh, thật đẹp mắt. Dẫn chúng tôi đi thăm các lớp học, thầy giáo Nguyễn Thành Trung, Hiệu trưởng, phấn khởi nói: Từ năm 2020 đến nay, trường được đầu tư 2 nhà lớp học 2 tầng, với 18 phòng học và các công trình phụ trợ, tổng kinh phí 15 tỷ đồng. Các phòng ăn, ở bán trú cũng được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu của học sinh bán trú. Năm học 2023-2024, trường có 754 học sinh, 100% là con em dân tộc thiểu số. Bây giờ học sinh ở xa được ăn ở nội trú tại trường.

Trường tiểu học Lóng Phiêng B, huyện Yên Châu được xây dựng khang trang.

Năm học này, 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu là Mường Bám, Co Tòng, Pá Lông, Long Hẹ, É Tòng và Co Mạ có 20 trường, với 8.756 học sinh. Từ năm 2020 đến nay, huyện huy động nguồn vốn của các chương trình, dự án và xã hội hóa để đầu tư cho các trường xây dựng, sửa chữa, hoàn thiện về cơ sở vật chất, nhà ăn bán trú, với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Tôn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thuận Châu, chia sẻ: Trước đây, ở các xã vùng khó khăn, tỷ lệ học sinh bỏ học diễn ra khá phổ biến, nhưng khi các phòng học, phòng ăn, ở bán trú được xây dựng khang trang, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm hẳn. Chất lượng giáo dục vùng cao có nhiều khởi sắc. Riêng năm học 2022-2023, các trường ở Long Hẹ, Co Tòng, Mường Bám, É Tòng đã có học sinh đoạt giải tại cuộc thi khoa học kỹ thuật; học sinh với ý tưởng khởi nghiệp cấp tỉnh, huyện; thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện.

Tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi về thăm Trường tiểu học Lóng Phiêng B, huyện Yên Châu. Nhà trường thường xuyên phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Năm học 2022-2023, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi trên 70%; 13 học sinh đạt giải cấp huyện đấu trường toán học; 19 học sinh đạt giải cấp huyện Trạng nguyên Tiếng Việt. Trường có 20 phòng học, ở địa bàn xã biên giới, có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, nhưng với sự nỗ lực của thầy cô giáo và học sinh, trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ II từ năm học 2019-2020 và là điểm sáng về chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà bậc tiểu học trên địa bàn huyện.

Thăm thư viện nhà trường có nhiều học sinh đang đọc sách. Chúng tôi gặp em Trần Thị Mai Linh, lớp 5A1. Linh kể: Nhà em ở bản Yên Thi, từ nhỏ, em luôn nỗ lực học tập. 4 năm liên tục em đều đạt học sinh giỏi của trường và đoạt các giải khuyến khích, giải ba tại các cuộc thi toán học, Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện.

Có thể nói, ngành GD&ĐT luôn quan tâm  bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại trường, hoặc trực tuyến với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt của các trường đại học sư phạm. Các phòng GD&ĐT huyện, thành phố cũng chủ động tham mưu cho UBND huyện, thành phố cử cán bộ quản lý, giáo viên vùng sâu, vùng xa đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bố trí, sắp xếp hoặc bổ sung hợp lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ chuyên môn giỏi, tâm huyết cho các trường vùng đặc biệt khó khăn.

Trao đổi về vấn đề này, ông Quàng Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết: Từ sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục vùng khó khăn về cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh khá đồng bộ. Toàn tỉnh đã có 97% số phòng học kiên cố, bán kiên cố; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia chiếm gần 60%; số lượng trường chuẩn quốc gia thuộc các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng tăng; một số xã vùng khó khăn đã có trường chuẩn quốc gia mức độ II.

Với sự chăm lo chu đáo của các cấp, ngành, địa phương, khoảng cách giáo dục giữa các vùng sâu, vùng xa, biên giới đang ngày càng được thu hẹp; học sinh đều bình đẳng tiếp cận với giáo dục một cách tốt nhất. Đó là hành trang kiến thức để mỗi học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới, viết tiếp những ước mơ tri thức, mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng hơn.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.
  • 'Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

    Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

    Đối ngoại -
    Bày tỏ vui mừng thăm chính thức Việt Nam và có cuộc gặp gỡ thân tình với các bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria, Tổng thống Rumen Radev chúc mừng đất nước và người dân Việt Nam về những thành tựu đạt được trong công cuộc Đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội.