Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong trường học

Cùng với việc trang bị kiến thức, các trường học trên địa bàn thị xã Mộc Châu luôn chú trọng giáo dục văn hóa truyền thống, lồng ghép vào bài giảng và hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh hiểu và trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc mình, góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp trong môi trường học đường.

Giọng nữ

Là ngôi trường hầu hết là học sinh dân tộc thiểu số, Trường PTDT Nội trú THCS và THPT thị xã Mộc Châu luôn chú trọng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa ngay trong hoạt động hằng ngày. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, các ngày lễ hay sự kiện quan trọng, học sinh đều khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu. Bên cạnh đó, nhà trường còn thành lập Câu lạc bộ khèn Mông và đội múa dân tộc, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để thu hút học sinh tham gia. Những hoạt động này không chỉ giúp các em phát triển năng khiếu mà còn khơi dậy niềm tự hào về văn hóa truyền thống.

Sinh hoạt Câu lạc bộ khèn Mông.

Em Tráng A Páo, học sinh lớp 8B, thành viên Câu lạc bộ khèn Mông, Trường PTDT Nội trú THCS và THPT thị xã Mộc Châu, chia sẻ: Tham gia câu lạc bộ đã giúp em rèn luyện kỹ năng biểu diễn và hiểu hơn về ý nghĩa của khèn Mông trong đời sống văn hóa dân tộc mình. Ngoài ra, qua các hoạt động ngoại khóa, chúng em có cơ hội giao lưu, học hỏi thêm về bản sắc dân tộc khác.

Công tác tuyên truyền về văn hóa truyền thống cũng được nhà trường thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh nâng cao nhận thức và ý thức bảo tồn di sản văn hóa. Nhà trường còn xây dựng phòng truyền thống gắn với lịch sử, đặc trưng văn hóa địa phương, tạo không gian học tập sinh động và trực quan.

Cô giáo Lê Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT thị xã Mộc Châu, cho biết: Nhà trường luôn chú trọng giáo dục truyền thống cho học sinh. Các nội dung về lễ hội, phong tục, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ được lồng ghép vào các môn học. Học sinh cũng được khuyến khích giao tiếp bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để giữ gìn bản sắc văn hóa. Đặc biệt, vào các dịp lễ, nhà trường tổ chức thi trò chơi dân gian, giúp học sinh vừa gìn giữ truyền thống, vừa gắn kết với nhau trong môi trường học tập.

Các em học sinh mặc trang phục dân tộc khi tới lớp.

Tại Trường THCS 8/4, phường Thảo Nguyên, thị xã Mộc Châu, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng được chú trọng thông qua các hoạt động thực tiễn. Nhà trường tổ chức Hội thi tìm hiểu Phong trào “Xây dựng nét đẹp văn hóa con người Mộc Châu”. Em Lò Nguyễn Linh Đan, học sinh lớp 8A5, chia sẻ: Nhờ tham gia các chương trình ngoại khóa và hội thi, chúng em không chỉ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử mà còn hiểu hơn về văn hóa dân tộc mình và thêm trân trọng nét đẹp của các dân tộc khác.

Tổ chức múa "Vũ điệu kết đoàn trong tiết sinh hoạt ngoại khoá.

Thị xã Mộc Châu hiện có 49 đơn vị trường học với hơn 34.400 học sinh. Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc” gắn với các hoạt động giáo dục, ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, trọng tâm là thành lập các câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc trong trường học, xây dựng không gian văn hóa, lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống vào “Góc cộng đồng” trong thư viện hoặc lớp học.

Ông Vương Văn Học, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, thị xã Mộc Châu, cho biết: Giáo dục tình yêu, lòng tự tôn, tự hào với bản sắc văn hóa các dân tộc cho học sinh được các trường học trên địa bàn quan tâm. Nội dung các hoạt động giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được tổ chức thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tế của trường. Một số trường còn sáng tạo thiết kế khu vực trưng bày hiện vật gồm những sản phẩm văn hoá dân tộc đặc trưng của đồng bào các dân tộc để học sinh tham quan, tìm hiểu và sử dụng trong dịp lễ hội.

Trang bị kiến thức gắn công tác giáo dục, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sẽ giúp các em học sinh nâng cao nhận thức, tự hào và trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo động lực thôi thúc các em không ngừng học tập, có trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Linh Trang (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 18/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 18/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ Vĩ Bắc, từ khoảng chiều tối và đêm nay (17/5) bị nén dịch xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa ở phía Bắc. Trên cao, vùng hội tụ gió lên đến 3000m còn duy trì, áp cao cận nhiệt đới lấn dần về phía Tây sau có cường độ ổn định. Thời tiết: Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và rải rác có dông (thời gian mưa tập trung từ chiều tối đến sáng). Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày có lúc giảm mây trời nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật

    Diễn đàn cử tri -
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
  • 'Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • 'Nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho cán bộ cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng

    Nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho cán bộ cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng

    Ngày 17/5, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về trợ giúp pháp lý cho 400 cán bộ thôn, bản, đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng các xã Nậm Giôn, Chiềng Lao, Chiềng Công, Chiềng Ân, huyện Mường La và các xã: Bon Phặng, Chiềng Pấc, Chiềng Ngàm, Nong Lay, huyện Thuận Châu.
  • 'Dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo đà thúc đẩy các lĩnh vực phất triển bền vững

    Dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo đà thúc đẩy các lĩnh vực phất triển bền vững

    Huyện Sốp Cộp -
    Bám sát định hướng của tỉnh, huyện Sốp Cộp tập trung phát triển hạ tầng giao thông làm trục “xương sống”, tạo đà thúc đẩy đồng bộ các lĩnh vực đô thị, thương mại, thông tin, y tế, giáo dục và an sinh xã hội; góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn biên giới.
  • 'Tạo môi trường để thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    Tạo môi trường để thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hoá, điểm sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh; vận động thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm về văn hoá dân gian trong trường học và cộng đồng; tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật cho thanh niên… là cách làm của các cơ sở đoàn trong tỉnh để tạo môi trường cho đoàn viên, thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.