Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí giáo dục

Huyện Sông Mã có 48/50 trường đạt chuẩn quốc gia, 17/18 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học và 18/18 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của huyện Sông Mã đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở huyện biên giới, là điểm sáng thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới.

Giờ học tiếng Anh của thầy và trò Trường tiểu học Hương Nghịu, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã.

Xây dựng nông thôn mới có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục, gồm: Tiêu chí số 5 về trường học và tiêu chí số 14 về giáo dục. Theo đó, xã đạt tiêu chí số 5 khi có 70% trở lên số trường (mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, TH&THCS) có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia; xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 khi đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 2 trở lên, xóa mù chữ mức độ 2, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) đạt 70% trở lên.

Bắt tay thực hiện tiêu chí giáo dục, ngành GD&ĐT huyện đã khảo sát hiện trạng mạng lưới trường học trên địa bàn, từ đó tham mưu với UBND huyện quy hoạch xây dựng trường học, gắn với xây dựng NTM. Đẩy mạnh tuyên truyền, huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng trường, lớp, mua sắm thiết bị dạy và học cho các trường học. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn để nâng cao hiệu quả quản lý và dạy học. Sắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị; bố trí đủ giáo viên các bộ môn, nâng chuẩn đào tạo, xây dựng lực lượng giáo viên nòng cốt.

Trong 10 năm (2013-2023), từ các nguồn kinh phí của Nhà nước, huyện đã đầu tư 320 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp xóa 114 phòng học tạm và các công trình phụ trợ khác; huy động trên 60 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa giáo dục sửa chữa, nâng cấp 647 công trình giáo dục. Đến nay, huyện có 1.630 phòng học; 335 phòng chức năng, 309 phòng ở bán trú, nội trú; 401 phòng nội trú; trong đó có 95% số phòng kiên cố, bán kiên cố. Đồng thời, có gần 2.200 cán bộ, quản lý giáo viên; 100% cán bộ, quản lý cấp THPT đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn; cấp THCS, tiểu học và mầm non đáp ứng về trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2019. Năm học 2022-2023, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS đạt 99,96%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,6%; 577 học sinh tiểu học tham gia thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện, trong đó 270 học sinh đoạt giải; 47 học sinh THPT đoạt giải cấp tỉnh. Năm học 2023-2024, có 75 học sinh THCS đoạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết: Huyện duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; có 9/19 xã công nhận đạt chuẩn mức độ 3 về phổ cập giáo dục tiểu học; 12/19 xã đạt mức độ 2 về phổ cập giáo dục THCS; 7/19 xã, thị trấn đạt mức độ 3. Đối với công tác xóa mù chữ, huyện phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ xóa mù chữ còn dưới 2%; đến năm 2030 không còn người mù chữ, đảm bảo theo kế hoạch thực hiện Đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh.

Tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Pú Bẩu, năm 2024 phấn đấu hoàn thành xây dựng  đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Thầy giáo Lê Quyết Chiến, Hiệu trưởng, cho biết: Trường có 600 học sinh, với 48 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Hiện còn 3/28 tiêu chí chưa đạt, là: Thiếu nhân viên; phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập; khối hành chính - quản trị. Đối với các tiêu chí này, trường đã ban hành quyết định phân công giáo viên kiêm nhiệm công tác văn thư lưu trữ và công tác thư viện, thiết bị; kiến nghị với Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ bổ sung biên chế nhân viên cho đơn vị. Tham mưu với Đảng ủy, UBND xã tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa, vận động, tài trợ để sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất cho xây dựng thư viện xanh, làm nhà để xe cho học sinh; xây tường rào, đổ sân bê tông... Đề nghị huyện, bố trí nguồn kinh phí sửa chữa bếp nấu ăn, nhà ăn và xây thêm phòng ở bán trú cho học sinh, phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình..

Phát huy kết quả đạt được, huyện Sông Mã tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huy động nguồn lực của địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục để giữ vững, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí giáo dục, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông mới tại địa phương.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).