Đổi mới tư duy sáng tạo trong học sinh

Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp liên môn (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán). Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết, từ đó tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học liên quan, sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra với tinh thần sáng tạo, qua đó, phát triển năng lực người học ở cả lĩnh vực khoa học và xã hội.

Học sinh Trường tiểu học - THCS và THPT Chu Văn An (Đại học Tây Bắc) nghiên cứu khoa học.

Ở mỗi cấp học, giáo dục STEM sẽ trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực, phù hợp với trình độ nhận thức và sự am hiểu của học sinh. Đối với bậc mầm non, giáo dục STEAM mang lại cho trẻ là phát triển khả năng sáng tạo, tạo môi trường vừa học vừa chơi, không khí học tập vui vẻ, sôi nổi, phát huy khả năng tư duy của trẻ. Học sinh bậc trung học tiếp cận giáo dục STEM sẽ có những kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, từ đó khuyến khích các em định hướng tốt hơn khi lựa chọn chuyên ngành.

Tại tỉnh Sơn La, giáo dục STEM được triển khai ở tất cả các cấp học. Ngành GD&ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao nhận thức về giáo dục STEM và cách thức triển khai ở các cơ sở giáo dục; chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai giáo dục STEM, gắn với nhiệm vụ giáo dục hằng năm. Tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường học cũng như đặc thù của từng môn, STEM được triển khai linh hoạt, hiệu quả, phong phú, như: Thành lập các câu lạc bộ STEM; dạy học tích hợp theo các chủ đề STEM; tổ chức ngày hội trải nghiệm sáng tạo; tổ chức các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.

Năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT có công văn đôn đốc đến các trường học, phòng GD&ĐT các huyện, Thành phố chỉ đạo phấn đấu mỗi giáo viên ở các bộ môn: Toán, tin học, KHTN (vật lý, hóa học, sinh học), công nghệ, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có ít nhất 10% tiết học chính khóa (hoặc ít nhất 1 tiết) triển khai áp dụng giáo dục STEM. Riêng các trường được chọn thí điểm tổ chức ít nhất 20% (hoặc ít nhất 2 tiết). Mỗi tổ, nhóm chuyên môn chọn 1 bài dạy sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của trường, cụm trường để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch bài dạy STEM, phù hợp với thực tiễn nhà trường. Đến nay, bậc mầm non trong tỉnh có 67,8% trường học có góc, khu vực STEM ngoài trời; 100% góc STEM trong lớp, xây dựng góc địa phương, giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, sáng tạo và tư duy khoa học.

Ông Quàng Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết: Trong học kỳ I năm học 2023-2024, tỉnh đã có 609/609 trường triển khai thực hiện chương trình giáo dục STEM, với trên 800 bài dạy; 729 dự án khoa học kỹ thuật mà học sinh đã triển khai; thực hiện 354 hoạt động trải nghiệm STEM. Các bài dạy, các hoạt động trải nghiệm STEM bước đầu đã có chất lượng tốt, giáo viên tích cực đầu tư vào các tiết dạy STEM; thu hút sự quan tâm của học sinh, tạo hứng thú cho người học.

Tại huyện Sông Mã, hiện nay có 50/52 trường học đạt chuẩn quốc gia. Việc triển khai dạy học theo định hướng STEM trong kế hoạch giáo dục tại các trường mầm non, phổ thông dưới 3 hình thức: Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM; tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật. Tùy điều kiện thực tế, mỗi trường thành lập câu lạc bộ STEM; tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng, gắn với đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện, chia sẻ: Phòng triển khai dạy học STEM đến 100% trường mầm non và trung học. Năm học 2023-2024, huyện tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS cấp huyện với 22 dự án tham dự, trong đó, 11 dự án đoạt giải; 3 dự án dự thi cấp tỉnh có 1 dự án đoạt giải ba và 2 dự án đoạt giải khuyến khích.

Đối với giáo viên, học sinh vùng ba, vùng cao, được tiếp cận giáo dục STEM là điểm mới hấp dẫn, giúp các em làm quen với công nghệ, khuyến khích sự tò mò, tạo hứng khởi cho học sinh. Tại Trường THCS Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, nhà trường đã triển khai các tổ chuyên môn, các nhóm thực hiện tìm ra các chủ đề STEM một cách hợp lý đúng quy định, mỗi môn ít nhất 1 chủ đề STEM/năm học; xây dựng kiến thức cho học sinh để đưa chương trình giáo dục gần với thực tiễn, phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh; điều kiện, khả năng nhà trường.

Em Cà Thị Hoàng, học sinh lớp 9A, Trường THCS Nậm Lầu, cho hay: Qua tiết học STEM, chúng em được tiếp thu nhiều kiến thức, được sáng tạo, được gắn kết với các bạn trong nhóm làm mô hình, sản phẩm rất thú vị. Tiết học bổ ích và được tiếp thu kiến thức trọn vẹn từ việc học đi đôi với hành.

Thực tế cho thấy, giáo dục STEM mang lại hiệu quả cao đối với hoạt động dạy và học. Các trường trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn giáo dục STEM; đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị dạy học còn thiếu; thường xuyên tổ chức hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường với mục tiêu tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào các tình huống thực tiễn... góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.