Chăm lo cho học sinh bán trú

Chúng tôi đến Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Huổi Một, huyện Sông Mã đúng lúc nhân viên cấp dưỡng chuẩn bị bữa cơm trưa cho học sinh bán trú. Khu vực nhà ăn sạch sẽ, rộng rãi, thực hiện quy trình một chiều và chia thành các khu riêng biệt; trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng nhà bếp, như tủ đựng thức ăn chín, tủ lưu mẫu thực phẩm, bếp hơi... Nhân viên khu vực nhà bếp đều mặc đồng phục, đeo khẩu trang, găng tay trong giờ làm việc.

Một bữa ăn bán trú của học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Huổi Một.

Thầy giáo Nguyễn Anh Dũng, Hiệu trưởng, thông tin: Năm học 2022-2023, nhà trường có 698 học sinh, trong đó, có 510 học sinh thuộc diện bán trú. Đảm bảo chất lượng bữa ăn, nhà trường đã ký hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm có uy tín, chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hằng tuần, Ban giám hiệu cùng nhân viên nhà bếp lên thực đơn, tính toán khẩu phần ăn cho học sinh đảm bảo đủ số lượng và chất lượng.

Chị Lò Thị Thiên, nhân viên nấu ăn Trường PTDTBT THCS Huổi Một, chia sẻ: Mỗi ngày, học sinh được ăn 3 bữa, sáng, trưa và tối. Thực đơn các bữa ăn được xây dựng theo tuần và niêm yết công khai. Đối với thực phẩm khô được nhập theo tuần, còn thực phẩm tươi nhập theo ngày vào đầu giờ sáng, có sự giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hằng năm, chúng tôi còn được tham gia các lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ theo quy định.

Nhận phần cơm từ các cô cấp dưỡng, em Giàng Thị Phương Lam, học sinh lớp 8D, Trường PTDTBT THCS Huổi Một, cho hay: Hàng ngày, các cô, chú nhân viên nhà bếp thường đổi món trong các bữa ăn, như trứng, thịt gà, cá, thịt lợn, đậu phụ... Ngoài giờ lên lớp, em còn được các thầy, cô giáo hướng dẫn phương pháp tự học vào buổi tối; tham gia trồng rau để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, giúp chúng em có thêm kiến thức trên các lĩnh vực của cuộc sống.

Tìm hiểu thêm về công tác bán trú, chúng tôi tiếp tục đến thăm Trường THCS Nà Nghịu. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, xanh - sạch - đẹp. Với số lượng học sinh bán trú nhiều, để đảm bảo cho các em học sinh bán trú được học tập và sinh hoạt trong môi trường tốt nhất, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành tu sửa cơ sở vật chất, chỗ ăn, chỗ ở của học sinh. Hiện nay, nhà trường có 8 phòng ở, đảm bảo chỗ ở cho 136 học sinh, số còn lại các em ở trọ ngoài (thuê nhà hoặc ở với họ hàng). Quản lý, nhà trường thành lập Tổ quản sinh gồm 3 thành viên thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát việc ăn, ở của học sinh bán trú trong và ngoài trường.

Thầy giáo Đỗ Văn Luận, Hiệu trưởng, cho biết: Năm học 2022-2023, trường có 45 cán bộ, giáo viên và 845 học sinh, trong đó, 423 học sinh thuộc diện bán trú. Triển khai công tác bán trú, trường đã phân công cán bộ, giáo viên trực tiếp theo dõi, quản lý học sinh bán trú; thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, nền nếp sinh hoạt. Ở bán trú, ngoài giờ học chính, buổi tối các em còn tập trung trên lớp để ôn tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Học kỳ I, Trường có 95,7% số học sinh hạnh kiểm khá, tốt; gần 20% số học sinh đạt học lực khá, giỏi; 17 học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh đều đạt giải.

Em Giàng Thị Linh, học sinh lớp 8A4, Trường THCS Nà Nghịu, cho biết: Em ở bản Bom Phung, cách trường gần 10 km. Được ở bán trú tại trường, ngoài học trên lớp, chúng em còn được tham gia các hoạt động giáo dục, giáo dục kỹ năng sống. Nhờ vậy, chúng em có thêm nhiều kiến thức, biết cách ứng xử với bạn bè, thầy cô, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Công Viên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã, cho biết: Năm học 2022-2023, huyện có 27/34 trường tổ chức nấu ăn tập trung, với 6.931 học sinh. Hiện nay, các trường đang hoàn thiện hồ sơ rút tiền chi trả chế độ học kỳ II cho 10.315 học sinh theo quy định. Phòng đã chỉ đạo các trường học thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ học sinh. 100% các trường tổ chức nấu ăn tập trung được đầu tư mua sắm dụng cụ nhà bếp, đồ dùng phục vụ nấu ăn. Công tác kiểm tra về cấp phát hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú, chi trả chế độ cho học sinh diện chính sách được chú trọng. Hằng năm, Phòng phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% nhân viên nấu ăn bán trú và cán bộ, giáo viên.

Việc tổ chức tốt công tác nấu ăn bán trú tập trung ở các trường học trên địa bàn huyện Sông Mã đã và đang tiếp sức cho các em thêm yêu trường, mến lớp, yên tâm học tập, đặc biệt là đã khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.