“Món ngon” từ hoa của núi rừng Tây Bắc

Đồng bào dân tộc Thái vốn nổi tiếng khéo léo trong chế biến món ăn, từ những nguyên liệu rất đỗi bình dị của núi rừng, họ đã tạo nhiều món ăn độc đáo, trong đó có món chế biến từ hoa rừng khiến ai được thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Hoa ban và hoa bó píp được người Thái chế biến thành món ăn 

 

Hoa ban không chỉ tô điểm cho núi rừng Tây Bắc thêm tươi đẹp, là nguồn cảm hứng sáng tác âm nhạc của các văn nghệ sỹ. Trong văn hóa ẩm thực, hoa ban là một nguyên liệu đặc biệt để chế biến thành món ăn, góp phần hoàn thiện bức tranh ẩm thực đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái.

Vào tháng 3, hoa ban nở trắng triền đồi, phụ nữ Thái lại lên rừng chọn những bông ban có cánh hoa dày, búp to để chế biến thành các món ăn, như: Nộm hoa ban, canh hoa ban, hoa ban xào măng đắng... Trong đó, món nộm hoa ban được nhiều người ưa thích hơn cả, bởi gia vị và cách chế biến độc đáo.

Hoa ban được nộm với măng đắng, rau thối và trộn đều với các gia vị 

 

Hoa ban rửa sạch, đem luộc lửa vừa, mở nắp vung để hoa không bị vàng; luộc chín tới vớt ra để nguội. Để không có vị chát, hoa ban thường được làm nộm với măng đắng, rau thối, trộn đều với các gia vị gừng, tỏi, ớt, muối và mắc khén. Khi thưởng thức, nộm hoa ban có vị ngọt của ban, cay của ớt, mùi thơm đậm của gia vị, đắng của măng rừng và vị giòn của các loại rau nộm. Mùi thơm hấp dẫn của món nộm kích thích vị giác, khiến thực khách phải xuýt xoa, gật gù trước sự khéo léo, sáng tạo trong chế biến món ăn của đồng bào dân tộc Thái. 

 

Hoa bó píp có thể xào hoặc nộm

Hoa bó píp, một loại hoa rừng cũng được người Thái chế biến thành các món ăn. Bó píp có thân dài giống một chiếc chuông nhỏ, rực rỡ màu cam bên góc vườn của đồng bào dân tộc Thái. Không hái trực tiếp trên cây mà khi bó píp rụng xuống đất mới nhặt về để chế biến món ăn, theo người dân khi ấy hoa bó píp mới "chín". Hoa bó píp được nhặt bỏ phần cuống, rửa sạch và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Bó píp xào măng, xào thịt bò, xào tỏi, bó píp nộm hoa ban... Hoa bó píp có vị đắng, bùi, mát và thơm nồng, hấp dẫn.

 

Các món ăn từ hoa của núi rừng thu hút du khách 

Mùa này, dạo quanh các chợ Rặng Tếch, 308, 7/11... thường bắt gặp những rổ hoa ban, hoa bó píp được người dân bày bán với giá từ 5.000 -10.000 đồng/rổ. Với nhiều gia đình dân tộc Thái, hoa ban, hoa bó píp đã trở thành món ăn thân quen trong bữa cơm hằng ngày. Vì vậy, nhiều người mua hoa bó píp về phơi khô để ăn dần. Còn hoa ban được một số nhà hàng, quán ăn đưa vào thực đơn để phục vụ du khách.

00:00
00:00

Nếu đến Sơn La vào những ngày tháng 3, bên cạnh các món ăn như cá nướng, cơm lam, xôi ngũ sắc, canh bon, rau nộm... du khách đừng quên thưởng thức các món ăn từ hoa ban, bó píp để cảm nhận hương vị phố núi Tây Bắc thêm trọn vẹn.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. 
  • 'Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Pi Toong, huyện Mường La có 15 chi bộ trực thuộc, với tổng số 444 đảng viên. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình và cách làm sáng tạo về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Thị xã Mộc châu hiện có hơn 11.400 ha cây ăn quả; gần 3.000 ha rau; hơn 2.100 ha chè. Biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, sương muối, mưa đá, lũ lụt… ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân của thị xã đã phát triển sản xuất theo hướng chủ động, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • 'Mô hình ánh sáng vùng biên

    Mô hình ánh sáng vùng biên

    Quốc phòng -
    Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai từ năm 2020, đang góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào, cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.