Hội nghị tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Ngày 10/10, đồng chí Hoàng Thị Đôi, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đã chủ trì Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Hội nghị tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 là văn bản pháp lý toàn diện quy định về phòng, chống rửa tiền theo quy định phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Trải qua 10 năm thi hành luật, công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền, cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện.

Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) gồm 4 Chương, 65 Điều. Về cơ bản, dự thảo luật thừa kế quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền, theo đó, phạm vi điều chỉnh của luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý, tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền...

Các đại biểu tập trung thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo với các nội dung: Bổ sung thêm đối tượng báo cáo phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; rủi ro quốc gia về rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong phòng, chống rửa tiền; cập nhật, xác minh thông tin khách hàng; hình thức, thời hạn báo cáo; dấu hiệu nhận biết giao dịch bất thường...

Đồng chí Hoàng Thị Đôi đã tiếp thu các ý kiến tham gia của các đại biểu và chỉ đạo tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

 

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới