Ngày 30/7, đồng chí Quàng Văn Hương, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng Đoàn công tác đã giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 giai đoạn 2011-2017 tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, Sở đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng danh mục nghề, kế hoạch đào tạo và nhu cầu kinh phí đào tạo nghề; hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai tự theo dõi, đánh giá kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn theo tiêu chí Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai các hoạt động lồng ghép, ưu tiên, bố trí nguồn kinh phí thực hiện, huy động các nguồn lực dạy nghề cho lao động nông thôn... Trong giai đoạn 2011-2017, toàn tỉnh đã mở 654 lớp, thu hút 36.046 lao động tham gia, tổng kinh phí hơn 128 tỷ đồng. Sau đào tạo, nhiều lao động đã tìm được việc làm trong các doanh nghiệp; một số khác tự tạo việc làm trong các mô hình kinh tế có sẵn tại địa phương.
Tại cuộc làm việc, Sở LĐ-TB và XH đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, UBND tỉnh cần nâng mức hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; bố trí kinh phí thực hiện tổng khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề và số lao động sau học nghề có việc làm, thoát nghèo tại địa phương; có cơ chế ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay phát triển mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm...
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!