Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa - Chìa khóa tạo dựng niềm tin

Gắn tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa giúp minh bạch nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Do vậy, tỉnh ta đang khuyến khích doanh nghiệp, người dân đưa vào áp dụng, sử dụng hệ thống mã QR để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, thông minh, nâng cao giá trị sản phẩm cho người sản xuất và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sản phẩm tỏi đen của HTX Tây Bắc, huyện Yên Châu được cấp tem truy xuất nguồn gốc.

Nhiều tiện ích

Hợp tác xã (HTX) Đại Dương, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La là 1 trong 15 HTX được Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty cổ phần chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT triển khai thí điểm áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Thành lập từ tháng 4/2019, HTX có 8 thành viên chuyên trồng xoài và các loại quả có múi với tổng diện tích 22 ha. Niên vụ 2022, HTX xuất bán ra thị trường gần 140 tấn quả các loại, trong đó có 50 tấn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh thu gần 1 tỷ đồng.

Thành viên HTX Đại Dương, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La được chuyên gia hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Anh Lò Văn Xiên, Giám đốc HTX, chia sẻ: Là mô hình triển khai thí điểm, HTX được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, thiết kế, tạo tài khoản đăng nhập thông tin trên hệ thống truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm quả sau khi thu hoạch dán mã QR và đóng gói theo quy cách, để người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, tin tưởng sử dụng. Ngoài ra, các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đã được đưa vào tiêu thụ tại siêu thị và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Còn tại HTX dịch vụ nông nghiệp Mường Tấc, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, trước đây, sản phẩm rau, quả chỉ tiêu thụ tại các chợ nhỏ lẻ, truyền thống, giá bán thấp, sức cạnh tranh thấp. Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trồng rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà kính, nhà lưới, hiện tại, gần 5.000 m2 dưa lưới, dưa chuột của HTX đã có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và được cấp tem truy xuất nguồn gốc.

Anh Phạm Văn Ba, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Mường Tấc, cho biết: Từ khi đăng ký truy xuất nguồn gốc, HTX không còn phải lo lắng trước những thắc mắc của khách hàng về an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR trên điện thoại thông minh là đã biết đầy đủ thông tin của toàn bộ sản phẩm như trồng ở đâu, sản xuất theo phương thức nào, ngày giờ thu hoạch... Nhờ vậy, các sản phẩm rau, quả của HTX được các cửa hàng nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh tin dùng, số lượng tiêu thụ tăng gấp 3 lần so với trước.

Nâng tầm nông sản địa phương

Trong bối cảnh khách hàng ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc là “chìa khóa” khởi tạo lại niềm tin, giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo; đồng thời giúp cơ quan quản lý Nhà nước giám sát chất lượng sản phẩm, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, truy xuất nguồn gốc còn giúp sản phẩm nông sản có được tấm “giấy thông hành” xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là những hàng hóa nông sản theo các tiêu chuẩn có uy tín như VietGap, GlobalGap, Organic.

Thành viên HTX nông sản sạch Mộc Châu dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm dâu tây.

Thông qua truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng có thể trực tiếp tìm hiểu, thu thập thông tin về sản phẩm họ đã mua một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Qua đó, hạn chế mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm, nông sản, dược phẩm...

Những năm gần đây, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh rất chú trọng tới việc đăng ký truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, toàn tỉnh đang có trên 90% sản phẩm OCOP được dán tem điện tử hoặc có mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc.

Chị Nguyễn Thị Yến Linh, Giám đốc HTX Tây Bắc, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu chia sẻ: Hơn 7 năm xây dựng thương hiệu, hiện tại, sản phẩm tỏi đen của HTX được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi được đăng ký mã vạch truy xuất, nguồn gốc sản phẩm ngày càng minh bạch, được người tiêu dùng ưa chuộng, biết đến nhiều hơn và đã tạo dựng, mở rộng mạng lưới bán hàng online trên các website lớn như Lazada, Shopee, Sendo. Đến nay, doanh thu bình quân của HTX đạt gần 4 tỷ đồng/năm.

Một chiếc điện thoại thông minh có phần mềm quét mã và bằng một số thao tác, người tiêu dùng có thể nhận diện được “đường đi” của nông sản. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang trở thành giải pháp ưu việt nhất hiện nay để giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình; củng cố thương hiệu, gia tăng giá trị cũng như tăng tính cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường.

Mặc dù hiệu quả của việc ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc nông sản mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn; số lượng doanh nghiệp, HTX xây dựng và đăng ký truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm còn ít. Nguyên nhân là do đa phần các cơ sở sản xuất nông nghiệp, nhất là các HTX trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư; việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị áp dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến còn hạn chế...

Tiếp sức nhân rộng

Để phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030”. Thực hiện đề án, từ năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty cổ phần chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT lựa chọn 15 doanh nghiệp, HTX đủ điều kiện để khảo sát, xây dựng và cấp tem truy xuất nguồn gốc.

Sản phẩm tỏi đen của HTX Tây Bắc, huyện Yên Châu được cấp tem truy xuất nguồn gốc.

Qua rà soát, đánh giá thực trạng truy xuất nguồn gốc của 15 đơn vị bằng phiếu thu thập thông tin, có 14 đơn vị đăng ký sản phẩm tươi, thuộc danh mục sản phẩm từ rau, củ quả tươi; 1 đơn vị đăng ký sản phẩm thực phẩm qua chế biến. Căn cứ vào đặc tính sản xuất và sản phẩm, tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với truy xuất nguồn gốc của nhóm sản phẩm, nhóm nghiên cứu lựa chọn áp dụng 2 hệ thống phần mềm truy xuất riêng biệt để truy xuất nguồn gốc cho 2 nhóm sản phẩm thuộc nông sản (OMFARM) và sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói (OMFOOD). Nhờ đăng ký truy xuất nguồn gốc, nhiều sản phẩm đã khẳng định và giữ vững thương hiệu, cho doanh thu ổn định.

Ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 281 mã số vùng trồng với diện tích trên 4.600 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu; 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ và 109 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững song song với xây dựng truy xuất nguồn gốc là xu thế tất yếu. Khi ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử, các hộ sản xuất có thể cập nhật hồ sơ về sản phẩm rõ ràng, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian cho việc ghi chép và lưu trữ nhật ký sản xuất như cách ghi chép truyền thống. Bộ thông tin được cập nhật trên hồ sơ điện tử sẽ rất khó bị làm giả và sửa đổi. Đây là giải pháp hữu hiệu, giúp người sản xuất tạo dựng niềm tin vững chắc với người tiêu dùng.

Sơn La là địa phương có nhiều nông sản thuộc top đầu cả nước. Ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nông sản là hướng đi mới, giúp người dân quản lý các mặt hàng nông sản trên nền tảng số. Để nông sản an toàn của tỉnh tiếp tục khẳng định chất lượng trên thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án. Trong đó, dành nguồn vốn hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng tem truy xuất nguồn gốc; tuyên truyền để nông dân thấy được lợi ích việc gắn, sử dụng sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc, ưu tiên lựa chọn hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, tạo động lực cho các đơn vị, doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, chung tay đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả từ mô hình chính quyền địa phương hai cấp

    Hiệu quả từ mô hình chính quyền địa phương hai cấp

    Sau một tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy chính quyền cơ sở tại các tỉnh, thành phố bước đầu vận hành ổn định, thông suốt, bảo đảm phục vụ nhân dân. Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính hài lòng với những thay đổi từ mô hình chính quyền mới.
  • 'Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc - Giai đoạn 2” được triển khai tại Sơn La đã góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sinh kế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhân dân.
  • 'Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Kinh tế -
    Những ngày đầu tháng 7, tại bản Híp, phường Chiềng Sinh, vườn nho hạ đen của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh rộn ràng bước vào vụ thu hoạch. Khung cảnh nên thơ của vườn nho đang vào độ chín rộ, đã trở thành điểm đến hút khách vào cuối tuần.
  • 'Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Xã hội -
    Sự thay đổi bất thường của thời tiết, 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Sơn La xảy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Theo dự báo, các tháng cao điểm mùa mưa có nhiều đợt mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Vì vậy, các cấp, các ngành đang tập trung thực hiện các biện pháp, ứng phó, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn gây ra.
  • 'Lái xe thận trọng, an toàn

    Lái xe thận trọng, an toàn

    An toàn giao thông -
    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 6, đoạn từ Km 151+700 địa phận xã Vân Hồ đến Km 212 địa phận phường Mộc Châu, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông, nhất là mùa mưa lũ.
  • 'Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Xã hội -
    Cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trở về với đời thường, nhiều cựu chiến binh là thương bệnh binh, điều kiện kinh tế khó khăn, không ít người phải sống trong những ngôi nhà tạm. Bằng tình cảm, trách nhiệm, Hội Cựu chiến binh tỉnh (nay là Ban công tác Cựu chiến binh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, giúp hội viên có cuộc sống ổn định, thắt chặt thêm tình đồng chí, nghĩa đồng đội.
  • 'Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Khoa Giáo -
    Năm học 2025-2026, toàn tỉnh sẽ tuyển sinh trên 60.000 học sinh vào các lớp đầu cấp từ bậc mầm non đến THPT, tăng khoảng 3,5% so với năm học trước. Công tác tuyển sinh đang được các địa phương triển khai đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định.