Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Tập trung chuyển đổi số, hướng đến nền hành chính minh bạch, hiện đại

Bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, năm 2023, tỉnh Sơn La chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt chuyển đổi số trên 10 lĩnh vực trọng tâm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiện đại.

Ngày từ đầu năm, các cấp, các ngành tập trung truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, tổ chức hội thảo, hội thi tìm hiểu về chuyển đổi số đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh và nhân dân trong toàn tỉnh. Đến nay, có gần 5.000 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số phục vụ cải cách hành chính do tỉnh, huyện tổ chức; 5.711 thành viên Tổ chuyển đổi số cộng đồng được tập huấn kỹ năng số; 70 lãnh đạo quản lý, nhân viên phụ trách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo “Tư duy chiến lược và hành trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp”.

Phát động cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023.

Điểm nhấn của hoạt động tuyên truyền, năm 2023, tỉnh đã tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023 với 6 tuần thi dành cho đối tượng là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang đang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Sơn La; đoàn viên, hội viên, sinh viên, học sinh và nhân dân là người Sơn La đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh. Cuộc thi, thu hút 203.623 người tham gia với 288.028 lượt, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, giải pháp hữu hiệu, lan tỏa thông tin chuyển đổi số. 

Ông Phạm Quốc Chinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết: Xác định rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, từ đầu năm đến nay, có hơn 175.000 văn bản chỉ đạo, điều hành của các cấp chuyển trên môi trường mạng, trong đó, trên 90% văn bản phát hành đã được ký số. Hầu hết văn bản đi, đến trong toàn tỉnh được quản lý hoàn toàn trên môi trường mạng, là nguồn dữ liệu quan trọng xây dựng dữ liệu điện tử của tỉnh. Cùng với đó, hệ thống thông tin báo cáo được cập nhật số liệu thường xuyên và được vận hành tại Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh, giúp việc giám sát, theo dõi tình hình kinh tế, xã hội và kết quả hoạt động của các ngành, lĩnh vực trong toàn tỉnh sát với thực tế, có 38 cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ báo cáo, cập nhật và khai thác dữ liệu. 

Đặc biệt, việc triển khai Đề án 06/CP đạt được kết quả quan trọng đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiện đại. Hiện nay, đã hoàn thiện kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sử dụng được 3 dịch vụ, gồm: Xác nhận số định danh cá nhân và chứng minh nhân dân; xác thực thông tin hộ gia đình; tra cứu thông tin công dân, hiển thị đầy đủ 20/20 trường thông tin công dân.

Riêng 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh để phục vụ chuyển đổi số, có 11 dịch vụ công ngành Công an được giao chủ trì, hiện đã cung cấp 8/11 dịch vụ công trực tuyến. Với 14 dịch vụ công các bộ, ngành được giao chủ trì, với các dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đến nay, Điện lực tỉnh đã cung cấp 2 thủ tục cấp điện mới từ lưới điện hạ áp 220/380V và thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện; Sở Tư pháp cung cấp 4 thủ tục: Cấp phiếu lý lịch tư pháp; đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký kết hôn; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp 1 thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn 100% học sinh lớp 12 đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống; Bảo hiểm Xã hội tỉnh cung cấp thủ tục tích hợp giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Cục Thuế tỉnh cung cấp 1 thủ tục đăng ký thuế lần đầu, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế là gia đình, cá nhân; Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp thủ tục đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận; Sở Giao thông Vận tải đã cung cấp 1 thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe...

Ngoài ra, lực lượng công an và chính quyền các địa phương tích cực triển khai cấp mã định danh điện tử cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử, ứng dụng VNeID trong thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Đến nay, toàn tỉnh kích hoạt 504.484 tài khoản định danh điện tử, đạt 103,87% chỉ tiêu được giao.

Không chỉ thể hiện qua những con số thống kê, giờ đây, mỗi người dân đều cảm nhận được chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, mang lại những tiện lợi, sự thay đổi trong cuộc sống, hiện đại và văn minh. Đơn cử, việc sử dụng phần mềm ViSSID - Bảo hiểm xã hội số hoặc sử dụng căn cước công dân gắn chip thay thẻ bảo hiểm y tế giấy đi khám, chữa bệnh mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân. Việc mua bán hàng hóa được thực hiện dễ dàng qua hệ thống thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng áp dụng rộng rãi trong các giao dịch.

Ứng dụng công nghệ lấy số tự động trong chờ khám tại Bệnh viện đa khoa huyện Phù Yên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh còn những khó khăn, vướng mắc, như: Một số dịch vụ công trực tuyến vẫn phải thực hiện tiếp nhận, xử lý trực tiếp trên hệ thống của bộ, ngành Kế hoạch và Đầu tư; Y tế; Giao thông vận tải, Tài chính, chứ chưa thể tích hợp đồng bộ lên cổng dịch vụ công của tỉnh. Do vậy, các đơn vị vẫn phải thực hiện nhập thông tin phục vụ quản lý, thống kê, báo cáo trên 2 phần mềm: Thủ tục đăng ký mã số đơn vị có quan hệ ngân sách của Sở Tài chính, thủ tục đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư; hồ sơ TTHC do người dân tự thực hiện trực tuyến còn thấp; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyển đổi số hiện nay còn thiếu và yếu; trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng số của người dân, còn hạn chế.

Hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch đề ra, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Sơn La đang tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển hạ tầng số; danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh; đánh giá, phê duyệt kết quả xếp loại mức độ chuyển đổi số năm 2023 của các cơ quan Nhà nước tỉnh Sơn La. Triển khai cổng dữ liệu mở tỉnh Sơn La trên cơ sở kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong toàn tỉnh; tiếp tục rà soát, kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu các bộ, ngành. Triển khai, đưa vào hoạt động các nền tảng số, cổng dữ liệu mở, kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân và nâng cấp, đồng bộ hạ tầng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La, nhất là triển khai Đề án “Bệnh viện thông minh” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La; xây dựng Đề án triển khai mô hình “Phòng học thông minh” và Hệ sinh thái giáo dục thông minh. Tập trung vào nền tảng số về nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc nông sản; hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất...

Nhân viên Viettel Sơn La hướng dẫn nhân dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Viettel Money.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và là nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững. Do đó, để chuyển đổi số thành công, cần sự vào cuộc, quyết tâm cao của tất cả các cấp, ngành, doanh nghiệp và mỗi người dân.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Kinh tế -
    Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, chú trọng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh ngày càng gia tăng giá trị, phát triển theo hướng bền vững.
  • 'Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Kinh tế -
    Nhà máy Thủy điện Huội Quảng, xã Chiềng Lao, là một trong 3 công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh, gồm 2 tổ máy, tổng công suất 520MW, do Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát (thuộc tỉnh Lai Châu) quản lý. Những năm qua, Công ty chú trọng vận hành nhà máy ổn định, đảm bảo cung cấp điện năng cho lưới điện quốc gia, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
  • 'Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Cải cách hành chính -
    Sau 3 tuần chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn xã Vân Hồ đã mang lại những chuyển biến tích cực, nhất là tư duy hoạt động từ quản lý sang phục vụ, đổi mới trong cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
  • 'Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Cải cách hành chính -
    Tân Phong là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba xã: Bắc Phong, Tân Phong và Nam Phong. Ngay khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình mới, Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Phong đã vận hành thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính.
  • 'Hướng tới xã hội học tập

    Hướng tới xã hội học tập

    Khoa Giáo -
    Hướng tới xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong nhân dân, các cấp hội khuyến học trong tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả các mô hình học tập gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Cùng với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, Trung tâm Y tế khu vực Sơn La không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, chú trọng cải tiến quy trình thủ tục khám, chữa bệnh, giúp nhân dân được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • 'Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, Công an xã Chiềng Sơn bám sát địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
  • 'Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Xã hội -
    Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu biến động lên, xuống nhiều lần. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La, giá xăng RON95-V là 20.850 đồng/lít, xăng RON95-III là 20.490 đồng/lít, dầu Diesel 0,001S-V là 19.430 đồng/lít. So với thời điểm đầu năm, giá các mặt hàng xăng, dầu đều tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các đơn vị vận tải.
  • 'Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Chi bộ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nam Thành trực thuộc Đảng ủy phường Tô Hiệu, có 18 đảng viên, sinh hoạt tại tổ đảng Văn phòng Công ty và tổ đảng Trường Mầm non Ngôi Sao Sơn La. Trong những năm qua, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động và tích cực tham gia an sinh xã hội...