Sơn La từng bước phát triển công dân số và văn hóa số

Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số là ba trụ cột của quá trình chuyển đổi số. Trong đó, xã hội số với hai thành tố chính là công dân số và văn hóa số đang dần hình thành. Tại Sơn La, bước đầu nhân dân đã được tiếp cận với xu hướng phát triển, sử dụng những tiện ích công nghệ số mang lại.

Công an Thành phố triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Phát triển hạ tầng số

Trước sự phát triển của thời đại công nghệ, tỉnh ta cũng đang bắt nhịp xu hướng, tạo sự thay đổi đáng kể về hạ tầng viễn thông, internet. Đối với chính quyền các cấp, hiện nay, tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện, xã của tỉnh đã đạt 100%, hầu hết các máy tính đều được kết nối Internet. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Nhà nước đã được triển khai, kết nối từ UBND tỉnh đến 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và 204 xã, phường, thị trấn; 100% trung tâm huyện, thành phố được kết nối thông tin quang; các xã, phường, thị trấn đã được kết nối mạng internet phục vụ hệ thống hội nghị trực tuyến 3 cấp, góp phần giải quyết công việc nhanh, tiện lợi và hiệu quả.

Anh Phạm Quốc Phú, Phòng Công nghệ thông tin và viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết: Hiện nay, 100% xã có hạ tầng băng rộng cáp quang, 38,56% số hộ gia đình có thuê bao cáp quang; 100% số xã, phường, thị trấn đã triển khai mạng thông tin di động 4G; 93,26% số bản được phủ sóng băng rộng di động 4G; tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 94,86%; tỷ lệ người sử dụng internet toàn tỉnh đạt 44,9%... tạo điều kiện cơ bản để người dân mọi nơi có thể tiếp cận với công nghệ.

Cùng với đó, 55,64% dân số có điện thoại thông minh, với trên 876.000 thuê bao điện thoại, mật độ 67,45 thuê bao/100 dân. Thuê bao Internet băng rộng cố định và các dịch vụ truyền hình, truy nhập khác (Mytv, nextv, truyền hình cáp...) đạt trên 118.700 thuê bao, mật độ 9,14 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ phủ sóng internet và sử dụng điện thoại thông minh tăng dần qua mỗi năm giúp nhiều người dân tiếp cận tốt hơn với công nghệ hiện đại, tạo không gian mở để cập nhật mọi thông tin.

Hình thành công dân số

Công dân số được hiểu là những người có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị điện tử thông minh để phục vụ nhu cầu của đời sống. Với sự phủ sóng băng rộng di động 4G, phủ sóng internet, sử dụng điện thoại thông minh,... đã có gần 45% dân số của tỉnh tiếp cận với các dịch vụ từ mạng internet, phục vụ cơ bản quá trình chuyển đổi số, phù hợp với vị trí địa lý và trình độ dân trí.

Nhân viên Viettel hướng dẫn nhân dân tham gia sàn thương mại điện tử Voso.Vn

Đặc biệt, trong xã hội số đã tăng tính tương tác giữa công dân số với chính quyền số, đáp ứng nhu cầu về giải quyết các thủ tục hành chính nhanh hơn, thuận tiện hơn, minh bạch và hiệu quả hơn. Hiện nay, Cổng dịch vụ công tỉnh Sơn La đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia. Các thủ tục hành chính của tỉnh được đồng bộ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cung cấp trên Cổng dịch vụ công, Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối 100% các thủ tục hành chính từ cấp tỉnh, cấp xã với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý để thực hiện tra cứu, xác thực dữ liệu dân cư. Từ năm 2022 đến nay, đã tiếp nhận 49.233 hồ sơ trực tuyến ở các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Ông Hoàng Văn Phướng, xã Mường Giàng, Quỳnh Nhai, chia sẻ: Tuy không hiểu nhiều về công nghệ, nhưng khi được hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến giải quyết các hồ sơ về đất đai và giấy tờ liên quan, tôi thấy dễ tiếp cận và thuận tiện, không mất nhiều thời gian như trước đây.

Hiện nay, đa số người dân đã có thể tiếp cận nhanh với internet để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc, giải trí, thanh toán không dùng tiền mặt. Công nghệ đặc biệt hữu dụng đối với nhu cầu về học tập, giải trí trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, có thể kể đến hình thức học trực tuyến không chỉ phát huy tốt hiệu quả trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà còn hữu dụng với mọi đối tượng theo học các lớp đào tạo từ xa với nhiều ứng dụng, như: Zoom, Google Classroom, Google meet...

Chị Ma Thúy Nga, phường Quyết Tâm, Thành phố, nói: Do cách xa Hà Nội, nên tôi đăng ký theo học khóa đào tạo kế toán tổng hợp online, học vào mỗi buổi tối. Nhờ đó, tôi vừa có thể cập nhật kiến thức để phục vụ công việc kinh doanh của gia đình, vừa có thời gian để làm việc tại nhà và chăm sóc con nhỏ. Tôi cũng đăng ký cho con gái theo học khóa tiếng Anh trực tuyến.

Tham gia các khóa học trực tuyến là hình thức phổ biến thời công nghệ số.

Công nghệ số cũng mang lại nhiều tiện ích khác đối với bất cứ ai biết tận dụng để phục vụ đời sống thường ngày. Thông qua internet và mạng xã hội, người dân đã tiếp cận nhanh với hình thức mua sắm online, hoặc bán hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử, rất nhiều hộ sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đã gặt hái được thành công từ lĩnh vực kinh doanh hiện đại này. Đến nay, toàn tỉnh có 35.275 tài khoản trên các sàn thương mại điện tử, với 798 sản phẩm của Sơn La được đưa lên các sàn trực tuyến.

Điển hình như HTX Tây Bắc, Yên Châu với doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ các gian hàng thương mại điện tử. Chị Nguyễn Thị Yến Linh, Giám đốc HTX Tây Bắc, nói: HTX tham gia các sàn thương mại điện tử từ năm 2018, đến nay có 8 sản phẩm bán trên 4 sàn (Postmart, Sendo, Shopee, Lazada), doanh thu bình quân đạt 50 triệu đồng/tháng/sàn. Ngoài ra, HTX hiện đang phát triển bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok.

Mục tiêu hướng tới xã hội số

Sơn La đang tập trung triển khai phủ rộng mạng cáp quang, mạng di động băng thông rộng, tạo môi trường thuận lợi trong chuyển đổi số. Riêng năm 2022 đã xóa được 93 thôn, bản còn trắng sóng băng rộng di động, hiện cả tỉnh chỉ còn 123 thôn, bản chưa có sóng băng rộng di động. Đồng thời, tăng cường công tác phổ cập, khuyến khích người dân sử dụng dữ liệu di động tốc độ cao 4G và sử dụng thiết bị di động thông minh.

Ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ của Thành phố.

Thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội số tạo đà hướng tới mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh; trong đó, con người được đánh giá là yếu tố cốt lõi. Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp, triển khai mở các khóa bồi dưỡng nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức nòng cốt, cán bộ lãnh đạo cấp xã, thành viên tổ công nghệ số cộng đồng và bồi dưỡng kỹ năng số miễn phí cho người dân. Toàn tỉnh đã thành lập 1.459 tổ chuyển đổi số cộng đồng với 8.966 thành viên, trong đó 204/204 xã, phường, thị trấn tổ chuyển đổi số cộng đồng; 1.255 tổ chuyển đổi số cộng đồng tổ, bản, tiểu khu.

Ông Phạm Quốc Chinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho hay: Vấn đề khó khăn trong phát triển xã hội số nói riêng, chuyển đổi số nói chung là hạ tầng viễn thông chưa đáp ứng yêu cầu để trở thành hạ tầng số, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh chưa cao, kỹ năng số còn hạn chế, nhất là nhân dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tập trung mọi nguồn lực và chương trình viễn thông công ích để đẩy nhanh tiến độ triển khai phủ rộng mạng cáp quang, mạng di động băng rộng, thực hiện hỗ trợ dịch vụ viễn thông di động mặt đất trả sau, hỗ trợ điện thoại thông minh đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo; khuyến khích các cơ sở y tế, trường học và người dân ở các khu vực đô thị ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng các nền tảng xã hội số, các dịch vụ số thiết yếu.

Sự phát triển của hạ tầng số đã giúp người dân tiếp cận với cuộc sống số, hình thành những công dân số, ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ nhu cầu của đời sống. Đây chính là yếu tố bước đầu để phát triển xã hội số ở tỉnh miền núi Sơn La.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5

    Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 13/5, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên tại Đảng bộ huyện Thuận Châu.
  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện Đề án 666 tại Yên Châu

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện Đề án 666 tại Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 13/5, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác đã kiểm tra thực địa việc thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn 2026-2030 (Đề án 666) và nắm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 14/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 14/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam lưỡi áp cao lục địa có cường độ suy yếu, kết hợp với rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ vĩ Bắc. Từ chiều tối ngày 14/5, kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1.500-3.000m. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới tiếp tục có xu hướng lấn dần về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng.
  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực địa việc thực hiện Đề án 666 tại thị xã Mộc Châu

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực địa việc thực hiện Đề án 666 tại thị xã Mộc Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 13/5, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra thực địa việc thực hiện Đề án 666 về ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn 2026-2030, tại xã Tân Yên, thị xã Mộc Châu. Tham gia đoàn có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Phê duyệt điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

    Phê duyệt điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã ban hành Nghị quyết số 491/NQ-HĐND về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 372/NQ-HĐND ngày 29/8/2024 của HĐND tỉnh đối với dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.