Việt Nam nỗ lực cùng thế giới trong bảo đảm an ninh lương thực

Tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva đã diễn ra khóa họp Hội đồng kinh tế-xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo năm 2023. Khóa họp bao gồm các phiên thảo luận về giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và nguy cơ xảy ra nạn đói trên thế giới.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tham dự và phát biểu thảo luận tại Khóa họp Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo năm 2023. (Nguồn: Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tham dự và phát biểu thảo luận tại Khóa họp Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo năm 2023. (Nguồn: Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva)

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, phát biểu tại phiên thảo luận chuyên đề cấp cao và phiên thảo luận chung, trong đó khẳng định Việt Nam sẵn sàng tham gia các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Đại sứ khẳng định Việt Nam ghi nhận tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ nhân đạo và ủng hộ vai trò của các cơ quan liên quan của Liên hợp quốc trong việc huy động và cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi xảy ra xung đột, thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác, cũng như trong việc ứng phó hiệu quả với tình trạng mất an ninh lương thực. Việt Nam chia sẻ mối quan tâm và cam kết tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu đang đe dọa trực tiếp cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới.

Việt Nam luôn thực hiện chính sách lấy con người làm trung tâm và chú trọng những thành tựu trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cũng như trong đóng góp vào an ninh lương thực thế giới.

Theo Đại sứ, Việt Nam đã đóng góp tài chính trong khả năng của mình cho cơ chế COVAX, một cơ chế tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa Covid-19, đồng thời đoàn kết cùng cộng đồng quốc tế đẩy lùi đại dịch Covid-19. Năm 2022, Việt Nam cũng đã đóng góp cho Quỹ nhân đạo khẩn cấp của Liên hợp quốc để hỗ trợ những người gặp khó khăn. Trong giải quyết thách thức toàn cầu về mất an ninh lương thực và ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói, Đại sứ cho rằng cần thúc đẩy hợp tác đa phương và đoàn kết quốc tế để tìm kiếm giải pháp toàn diện, toàn cầu.

 

Đại sứ nhấn mạnh, hòa bình và ổn định là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo. Các hoạt động này chỉ có thể được tiến hành một cách an toàn và không bị cản trở trong một môi trường hòa bình và ổn định. Ngoài ra, hoạt động hỗ trợ nhân đạo phải dựa trên các nguyên tắc trung lập, công bằng, độc lập, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật nhân đạo quốc tế, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể của mỗi quốc gia.

Việt Nam luôn thực hiện chính sách lấy con người làm trung tâm và chú trọng những thành tựu trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cũng như trong đóng góp vào an ninh lương thực thế giới. Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xử lý mối liên hệ giữa sản xuất lương thực, năng lượng, nguồn nước và thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi xanh.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa ổn định, suy yếu và biến tính dần, kết hợp hội tụ gió trên cao hoạt động yếu dần. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời rét. Trưa chiều trời nắng.
  • 'Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Ảnh -
    Lễ hội Hết Chá - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được nhân dân tổ dân phố Na Áng, phường Đông Sang, thị xã Mộc Châu, tổ chức vào dịp tháng 3 hằng năm. Đây là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của người Thái trắng; là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người ấm no, hạnh phúc. Lễ hội còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái, cùng nhau bước vào mùa vụ mới.
  • 'Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về các xã trên địa bàn tỉnh, dễ dàng nhận thấy diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay với những tuyến đường hoa, tuyến đường tự quản, mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp”, “Thu gom rác thải tái chế” hay những ngôi nhà “Mái ấm tình thương”… Những mô hình đó là minh chứng sinh động cho vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong việc hưởng ứng và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Văn hóa - Xã hội -
    Được tiếp thêm động lực và kiến thức cần thiết từ các lớp tập huấn, những hạt nhân văn nghệ quần chúng, các đội văn nghệ mẫu càng thêm hăng say luyện tập, đưa phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và bảo tồn văn hóa dân tộc. 
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế.