Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 8

Ngày 7/12, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 8 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước thành viên hợp tác MLC gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị chụp ảnh chung.
Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị chụp ảnh chung.

Nhận lời mời của đồng chí Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả quan trọng mà hợp tác MLC đã đạt được trong những thời gian qua, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân 6 nước.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh, MLC là cơ chế xuất phát từ người dân và vì người dân và đề xuất hợp tác MLC hỗ trợ chiến lược phát triển của các nước thành viên.

Các Bộ trưởng hoan nghênh việc triển khai các dự án, chương trình trong các lĩnh vực ưu tiên về kết nối, năng lực sản xuất, kinh tế qua biên giới, quản lý nguồn nước, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

Các Bộ trưởng đánh giá cao những tiến triển đạt được trong hợp tác quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, trong đó có việc triển khai thỏa thuận giữa 6 nước về chia sẻ dữ liệu thủy văn cả năm và các nghiên cứu chung về dự báo lũ lụt, phòng, chống thiên tai.

Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 8 ảnh 1

Toàn cảnh hội nghị.

Các Bộ trưởng đánh giá cao Quỹ đặc biệt Mekong-Lan Thương đã hỗ trợ các nước thành viên thực hiện hơn 700 dự án vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, y tế, xóa đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Trên cơ sở những thành tựu vừa qua, các Bộ trưởng nhất trí thúc đẩy hợp tác MLC theo hướng ưu tiên đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các nước thành viên hiện đại hóa đất nước và tạo thêm động lực mới cho hợp tác tiểu vùng.

Các Bộ trưởng nhất trí nghiên cứu khả năng thành lập Hành lang Đổi mới sáng tạo Mekong-Lan Thương lấy người dân làm trung tâm, phát triển Vành đai kinh tế Mekong-Lan Thương, tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế, thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch và tăng trưởng xanh.

Các Bộ trưởng khẳng định tiếp tục ưu tiên hợp tác quản lý nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, đẩy nhanh hoàn thiện Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước MLC giai đoạn 2023-2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước MLC lần thứ 2 trong năm 2024. Hội nghị cũng nhất trí đẩy mạnh giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục và du lịch.

 
Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 8 ảnh 2

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi trọng và tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa 6 nước.

Hướng tới mục tiêu xây dựng tương lai tốt đẹp cho người dân, Bộ trưởng đã đề xuất 4 nhóm ưu tiên hợp tác MLC thời gian tới.

Thứ nhất, phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, từng bước chuyển đổi từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua đối thoại chính sách về kinh tế số và an ninh mạng, hợp tác phát triển nguồn nhân lực số, thành phố thông minh, số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs) và khuyến khích xây dựng hạ tầng số, ứng dụng công nghệ thế hệ mới trong ngành công nghiệp sản xuất.

Thứ ba, bảo vệ môi trường và chuyển đổi tăng trưởng xanh thông qua tăng cường hợp tác phát triển nền kinh tế xanh tuần hoàn sinh học, năng lượng sạch và tái tạo, phát triển nông nghiệp thông minh; đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước MLC giai đoạn 2023-2027, mở rộng phạm vi chia sẻ dữ liệu khí tượng, thủy văn và vận hành đập, tăng cường phối hợp giữa MLC và Ủy hội sông Mekong.

Thứ tư, thúc đẩy hợp tác thương mại, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, hỗ trợ kết nối MSMEs với các doanh nghiệp đa quốc gia, cải cách môi trường đầu tư.

Phát biểu của Bộ trưởng được các nước thành viên tham dự hoan nghênh và đánh giá cao.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lãnh đạo hoạt động kinh doanh hiệu quả

    Lãnh đạo hoạt động kinh doanh hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ Agribank Sơn La có 17 chi bộ trực thuộc, với 254 đảng viên. Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp hoạt động kinh doanh, khẳng định uy tín và thương hiệu, nhất là vai trò chủ lực trong đóng góp phát triển nông nghiệp, nông thôn và an sinh xã hội.
  • 'Nữ công an cơ sở xuất sắc

    Nữ công an cơ sở xuất sắc

    Gương sáng bản làng -
    Tháng 5 vừa qua, tại Thủ đô Hà Nội, Trung tá Đỗ Thị Bính Thìn, Phó Trưởng Công an phường Tô Hiệu, vinh dự là một trong 63 gương mặt nữ công an cơ sở xuất sắc được Bộ Công an tuyên dương.
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở xã Chiềng Mung sau một năm thành lập và hoạt động, đã tích cực hỗ trợ lực lượng công an xã giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
  • 'Thắp lửa phong trào văn nghệ cơ sở

    Thắp lửa phong trào văn nghệ cơ sở

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 2.000 đội văn nghệ quần chúng hoạt động tại các bản, tiểu khu, tổ dân phố, trường học và các câu lạc bộ sở thích. Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh luôn quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn cho các đội văn nghệ cơ sở, góp phần tiếp thêm ngọn lửa đam mê, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.
  • 'Mùa hè ý nghĩa của sinh viên tình nguyện

    Mùa hè ý nghĩa của sinh viên tình nguyện

    Xã hội -
    Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, các tình nguyện viên “Mùa hè xanh” của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động ý nghĩa, góp phần lan tỏa tinh thần vì cộng đồng.