Pháp tăng cường vị thế trên trường quốc tế

Tên nước Pháp xuất hiện dày đặc trên truyền thông thời gian qua khi Paris tích cực tham gia giải quyết những thách thức của châu Âu cũng như xung đột tại Ukraine và Trung Ðông. Trong bối cảnh sức ảnh hưởng của Pháp ở châu Phi liên tục bị suy yếu, đây được xem là bước đi cần thiết để Ðất nước hình lục lăng củng cố vị thế trên bàn cờ chiến lược thế giới.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: L'Express)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: L'Express)

Nền ngoại giao Pháp thời gian qua hoạt động như con thoi khi liên tục chạy đua giữa các "điểm nóng", nỗ lực góp sức hiện thực hóa loạt mục tiêu tham vọng, từ tìm kiếm hòa bình bền vững tại Dải Gaza, chấm dứt xung đột ở Ukraine đến bảo đảm an ninh cho châu Âu, nâng cao năng lực cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU).

Giải quyết xung đột ở Ukraine là vấn đề an ninh sát sườn của châu Âu. Vì vậy, Paris không bỏ lỡ cơ hội tham gia ngày càng sâu sắc vào tiến trình tìm kiếm hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài hơn ba năm qua này.

Trong bối cảnh Mỹ liên tục có những bước đi đột phá mở ra triển vọng hòa bình tại Ukraine, Pháp càng không thể chậm chân.

Mới đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh về Ukraine vào ngày 27/3 tới nhằm thảo luận các biện pháp hỗ trợ Kiev. Sự kiện này tiếp nối chuỗi cuộc họp của ông Macron với các nhà lãnh đạo châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) về bảo đảm an ninh cho Ukraine và toàn khu vực.

Không dừng ở vấn đề Ukraine, Pháp cũng thể hiện sự quan tâm đến các diễn biến tại Trung Ðông. Tổng thống Macron vừa tuyên bố Pháp và Saudi Arabia sẽ cùng chủ trì một hội nghị về giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine.

Ðây là sự kiện thu hút cộng đồng quốc tế, bởi kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bùng nổ, nhiều quốc gia thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với giải pháp hai nhà nước, thành lập một Nhà nước Palestine độc lập bên cạnh Israel. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức hội nghị về vấn đề này là cơ hội để Pháp nâng cao tiếng nói trong tiến trình tìm kiếm hòa bình Trung Ðông.

Trên phạm vi EU, Pháp đang nỗ lực khẳng định vị thế "đầu tàu" không thể thay thế của mình. Trong bối cảnh EU đối mặt hàng loạt thách thức về an ninh, kinh tế, thời điểm hiện nay có thể coi là "thiên thời, địa lợi" để Paris phát huy vai trò người thuyền trưởng, nhất là khi Ðức vẫn đang bận rộn đàm phán thành lập chính phủ mới sau bầu cử quốc hội.

Khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump gần như đảo ngược chính sách thân thiện với châu Âu và tỏ ra ngày càng thờ ơ với việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh bên kia bờ Ðại Tây Dương, thì Pháp có loạt động thái nhằm xoay chuyển tình hình, chèo lái châu Âu theo hướng tự chủ hơn.

Tổng thống Macron là nhà lãnh đạo EU đầu tiên đến Washington sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai. Ông Macron đồng thời cũng chính là người đề xuất mở rộng "chiếc ô hạt nhân" của Pháp để bảo vệ toàn bộ châu Âu. Những bước đi này không chỉ thể hiện cam kết của Paris trong việc bảo đảm an ninh cho châu Âu, mà còn mở ra cơ hội để Pháp dần hiện thực hóa tham vọng xây dựng một châu Âu "tự chủ chiến lược", đứng vững trên đôi chân của mình.

Nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Pháp diễn ra khi vai trò của Paris trên trường quốc tế suy giảm. Từng có tiếng nói quan trọng tại châu Phi, song vị thế của Pháp ở châu lục này dường như đã... "vang bóng một thời". Với việc bị hàng loạt nước như Chad, Mali, Senegal, Burkina Faso… chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự lâu dài, quân đội Pháp buộc phải rút quân khỏi những quốc gia từ lâu được coi là "sân sau".

Giới phân tích nhận định, sự xói mòn ảnh hưởng tại châu Phi đã để lại khoảng trống không nhỏ đối với vị thế của Pháp trên trường quốc tế. Ðây là một trong những nguyên nhân khiến Paris nỗ lực bù đắp bằng việc củng cố thế đứng ở châu Âu và Trung Ðông.

Bên cạnh đó, tìm lại ảnh hưởng của Pháp trên trường quốc tế cũng là cách Tổng thống Macron ghi điểm với cử tri. Về mặt đối nội, thời gian qua, Pháp đối mặt tình trạng bất ổn chính trị, kinh tế không tăng trưởng như kỳ vọng và chủ nghĩa cực hữu gia tăng. Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao của ông Macron lại nhận được sự ủng hộ của người dân. Theo cuộc thăm dò dư luận gần đây của Ipsos, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Macron tăng từ mức 22% trong tháng 2, lên 27% vào tháng 3/2025.

Trong bối cảnh thế giới cùng lúc xảy ra nhiều cuộc xung đột, xu hướng đối đầu tiếp tục gia tăng, giới phân tích kỳ vọng, những nỗ lực ngoại giao của Pháp sẽ không chỉ giúp tăng cường vị thế của Paris, mà còn đóng góp vào hòa bình và ổn định trên thế giới.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và xây dựng thành phố học tập toàn cầu

    Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và xây dựng thành phố học tập toàn cầu

    Khoa Giáo -
    Ngày 31/3, tại thành phố Sơn La, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT và xây dựng thành phố học tập toàn cầu.
  • 'Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

    Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

    Khoa Giáo -
    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Sơn La sẽ diễn ra vào ngày 1 và 2/6, với 43 điểm thi, có khoảng 17.000 thí sinh, dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Sở Giáo dục và Đào tạo đang tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn, trường học chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đạt chất lượng cao.
  • 'An toàn giao thông trên quốc lộ 37

    An toàn giao thông trên quốc lộ 37

    An toàn giao thông -
    Quốc lộ 37 thuộc địa phận tỉnh Sơn La, có chiều dài trên 139 km, đi qua các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn và nối với quốc lộ 6. Do địa hình đồi núi, nhiều đèo cao, quanh co hiểm trở, nhiều đoạn đường thường xuyên bị sụt trượt, tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông. Việc duy tu, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37, góp phần kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
  • 'Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

    Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 31/3, tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Giám đốc BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Dự hội nghị, có các đồng chí: Chu Mạnh Sinh, Phó Giám đốc BHXH Việt Nam; Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
  • 'Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

    Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

    Xã hội -
    “Chiến tranh đã lùi xa, nhiều người lính trở về, nhưng chất độc hóa học mà đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh đã gieo vào thân thể họ, để lại nỗi đau đến cả thế hệ con cháu, đang rất cần sự trợ giúp của người thân, cộng đồng xã hội”. Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Anh Minh, Chi hội trưởng Chi hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Sơn La.
  • 'Bảo đảm hậu cần, nuôi quân khỏe

    Bảo đảm hậu cần, nuôi quân khỏe

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Đảm bảo hậu cần, tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn, kết hợp với duy trì luyện tập thể dục, thể thao và giải trí, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mai Sơn giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao sức khỏe, sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ trong mọi tình huống.
  • 'Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Kinh tế -
    Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cấp ủy và chính quyền xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao để nhân rộng, góp phần tăng thu nhập trên một diện tích.