Giai đoạn mới của quan hệ Anh-EU

Tròn 5 năm trôi qua kể từ khi Anh chính thức rời khỏi “mái nhà chung” Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào ngày 31/1/2020.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chặng đường 5 năm chứng kiến những bất đồng lớn giữa Anh và EU – hệ lụy từ cuộc chia tay lịch sử giữa hai bên, song những tia hy vọng sưởi ấm lại mối quan hệ song phương đang được nhen nhóm dần nhờ thiện chí và nỗ lực hàn gắn của Thủ tướng Anh Keir Starmer cùng các nhà lãnh đạo EU.

Thúc đẩy hợp tác với các nước châu Âu là vấn đề ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Thủ tướng Anh Keir Starmer. Điều này đã được hiện thực hóa qua hàng loạt cuộc gặp gỡ, trao đổi diễn ra thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo Xứ sở sương mù và giới chức EU.

Trong nửa đầu năm 2025, một hội nghị thượng đỉnh giữa hai bên sẽ được tiến hành, vốn được kỳ vọng là bước đột phá trong quan hệ song phương. Theo kế hoạch, vào ngày 3/2 tới, Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng tham gia cuộc họp kín với các nhà lãnh đạo EU để thảo luận về mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn. Bộ trưởng Quan hệ châu Âu của Anh Nick Thomas-Symonds đang tích cực đối thoại với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic nhằm khởi động một “giai đoạn mới” cho mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Manche.

Đây là những động thái đầy tích cực và đáng hoan nghênh nếu nhìn vào diễn biến quan hệ giữa hai bên trong 5 năm qua. Ngày 31/1/2020, Anh chính thức rời khỏi EU, chấm dứt hành trình gần 50 năm là thành viên của “ngôi nhà chung” này. Và ngày này cũng đánh dấu sự khởi đầu của một quá trình đàm phán cam go, với rất nhiều thời hạn được hai bên đặt ra, rồi lại bị bỏ qua. Với việc hai bên đặt ra nhiều “lằn ranh đỏ”, các cuộc đàm phán bị bế tắc do những bất đồng liên quan quyền đánh bắt cá, chính sách cạnh tranh...

Nổi bật trong đó, hai bên bất đồng về mức độ tiếp cận của các thuyền viên châu Âu trên các vùng biển của Vương quốc Anh và về loại quy tắc cạnh tranh thị trường nên được áp dụng để bảo đảm rằng Brexit không hủy hoại thị trường chung của EU. Có những thời điểm, hàng nghìn xe tải bị mắc kẹt ở cảng Dover của Anh, cửa ngõ chính kết nối nước này với lục địa châu Âu.

Thủ tướng Anh lúc đó là ông Boris Johnson thậm chí tuyên bố, nước Anh sẽ phát triển mà không cần thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EU.Khác với các chính phủ bảo thủ trước đây, Chính phủ do Công đảng tại Anh lãnh đạo chủ trương thay đổi cách tiếp cận trong quan hệ với EU.

Thực tế cho thấy, kinh tế Anh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Brexit. Theo nghiên cứu của Trường Kinh tế Luân Đôn (LSE), Brexit đã gây ra khoản lỗ thương mại là 27 tỷ bảng cho Anh trong hai năm đầu tiên sau khi nước này rời EU. Các rào cản thương mại được áp dụng theo Thỏa thuận Thương mại và Hợp tác (TCA) có hiệu lực từ năm 2020 đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ, buộc nhiều doanh nghiệp phải ngừng giao dịch với các quốc gia EU.

Dù cánh cửa hợp tác giữa hai bên đang rộng mở, vẫn sẽ có nhiều thách thức khi Anh và EU duy trì những quan điểm, mục tiêu khác nhau trong các cuộc đàm phán. Mới đây, Tòa trọng tài thường trực ở La Haye (Hà Lan) mở phiên xét xử vụ kiện giữa Anh và EU liên quan việc Anh cấm đánh bắt cá sandeel tại vùng Biển Bắc. Đây là lần đầu tiên hai bên ra tòa kể từ khi Anh rời EU vào năm 2020 và vụ kiện này ít nhiều ảnh hưởng kế hoạch cài đặt lại quan hệ Anh-EU.

Áp lực cũng gia tăng với Thủ tướng Anh Keir Starmer từ cả trong nước lẫn quốc tế. Ở trong nước, nhiều ý kiến cho rằng, bất kỳ sự nhượng bộ nào quá mức với Brussels của Luân Đôn cũng có thể khiến chính phủ mất điểm trong mắt công chúng. Các đối tác EU thì vẫn bày tỏ hoài nghi về cam kết của Anh đối với việc thiết lập lại quan hệ.

Trong bối cảnh Công đảng tại Anh coi tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu, việc hàn gắn mối quan hệ với EU không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do Brexit gây ra, mang lại lợi ích cho cả hai bên, mà còn góp phần nâng cao vị thế nước Anh trên thế giới, thông qua tăng cường hợp tác với các quốc gia có tiếng nói quan trọng ở EU nói riêng và châu Âu nói chung như Đức, Pháp…

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và xây dựng thành phố học tập toàn cầu

    Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và xây dựng thành phố học tập toàn cầu

    Khoa Giáo -
    Ngày 31/3, tại thành phố Sơn La, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT và xây dựng thành phố học tập toàn cầu.
  • 'Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

    Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

    Khoa Giáo -
    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Sơn La sẽ diễn ra vào ngày 1 và 2/6, với 43 điểm thi, có khoảng 17.000 thí sinh, dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Sở Giáo dục và Đào tạo đang tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn, trường học chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đạt chất lượng cao.
  • 'An toàn giao thông trên quốc lộ 37

    An toàn giao thông trên quốc lộ 37

    An toàn giao thông -
    Quốc lộ 37 thuộc địa phận tỉnh Sơn La, có chiều dài trên 139 km, đi qua các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn và nối với quốc lộ 6. Do địa hình đồi núi, nhiều đèo cao, quanh co hiểm trở, nhiều đoạn đường thường xuyên bị sụt trượt, tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông. Việc duy tu, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37, góp phần kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
  • 'Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

    Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 31/3, tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Giám đốc BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Dự hội nghị, có các đồng chí: Chu Mạnh Sinh, Phó Giám đốc BHXH Việt Nam; Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
  • 'Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

    Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

    Xã hội -
    “Chiến tranh đã lùi xa, nhiều người lính trở về, nhưng chất độc hóa học mà đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh đã gieo vào thân thể họ, để lại nỗi đau đến cả thế hệ con cháu, đang rất cần sự trợ giúp của người thân, cộng đồng xã hội”. Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Anh Minh, Chi hội trưởng Chi hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Sơn La.
  • 'Bảo đảm hậu cần, nuôi quân khỏe

    Bảo đảm hậu cần, nuôi quân khỏe

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Đảm bảo hậu cần, tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn, kết hợp với duy trì luyện tập thể dục, thể thao và giải trí, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mai Sơn giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao sức khỏe, sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ trong mọi tình huống.
  • 'Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Kinh tế -
    Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cấp ủy và chính quyền xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao để nhân rộng, góp phần tăng thu nhập trên một diện tích.