Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 cấm triệt để người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Mức xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn có thể bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng
Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện. |
Ngoài ra các hành vi khác bị cấm như: Cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Cấm bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Đặc biệt, cấm cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ…
Luật cũng quy định không được uống rượu, bia ở những nơi công cộng, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi của trẻ em; Khi Luật có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; Không được quảng cáo trên các phương tiện như báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày; không được quảng cáo rượu bia trên phương tiện giao thông;…
Nghị định 100/2019 thay thế Nghị định 46/2016 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn có thể bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 22 - 24 tháng; Với trường hợp vi phạm nồng độ cồn là người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy, sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị phạt từ 400-600 ngàn đồng…
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!