Yên Châu tập trung chăm sóc diện tích nhãn niên vụ 2019

Cùng với xoài, nhãn được huyện Yên Châu xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực, đem lại giá trị lớn. Thời gian qua, huyện Yên Châu đã quy hoạch, đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất nhãn theo hướng hàng hóa; khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp thâm canh, áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP, đưa các loại giống mới có chất lượng cao, thời gian thu hoạch rải vụ, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người tiêu dùng.

Vườn nhãn của gia đình anh Phan Văn Hiếu, bản Yên Thi, xã Lóng Phiêng.

Yên Châu hiện có trên 1.570 ha nhãn, trong đó diện tích cho sản phẩm 627 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Tú Nang, Lóng Phiêng, Chiềng Hặc, Phiêng Khoài; bình quân sản lượng khoảng 3.460 tấn/năm (trong đó 1.250 tấn thuộc chuỗi sản xuất quả an toàn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường; 50 ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP). Thời điểm này, tại nhiều vùng trồng nhãn trên địa bàn, các chủ vườn đang tập trung cao cho việc chăm sóc nhãn thời kỳ phát triển của quả. Đây được xem là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất, chất lượng quả cũng như thời gian thu hoạch nhãn. Trong đó, gần 80 ha nhãn được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, được các chủ vườn chăm sóc kỹ lưỡng.

Vườn nhãn chín muộn tại bản Hua Đán, xã Tú Nang đang trong thời kỳ ra quả. Các hộ dân trồng nhãn nơi đây tích cực bón phân và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để quả phát triển đều. Anh Nguyễn Văn Hừa, chủ vườn nhãn được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu tại bản Hua Đán, cho biết: Gia đình tôi có 13 ha nhãn trồng từ những năm 1980, do là giống cũ nên 1 ha chỉ cho thu hoạch được 5-7 tấn quả/năm, chất lượng không cao. Từ năm 2009, gia đình tôi đã áp dụng kỹ thuật ghép mắt cải tạo vườn nhãn bằng giống nhãn chín muộn từ tỉnh Hưng Yên, cho năng suất cao hơn hẳn, bình quân 1 ha nhãn ghép có thể cho sản lượng từ 15-17 tấn quả/năm.

Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng, năm 2017, anh Hừa tham gia Hợp tác xã Phương Nam (bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng) và bắt đầu áp dụng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP vào chăm sóc vườn nhãn. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên tất cả vườn nhãn của gia đình anh tỷ lệ đậu quả cao. Anh Hừa chia sẻ thêm: Do diện tích nhãn cho khai thác đã lâu nên gia đình tập trung chăm bón để cây khỏe, quả phát triển đúng thời điểm. Chăm sóc nhãn là việc quanh năm nhưng thời điểm nhãn đậu quả được chú trọng hơn. Hàng năm, cây nhãn cần một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón kịp thời, cây dễ bị kiệt sức, năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả. Mặt khác, để bảo đảm năng suất, chất lượng quả đủ điều kiện xuất khẩu, diện tích nhãn phải được chăm sóc nghiêm ngặt theo quy trình VietGAP. Sau khi nhãn đậu quả từ 15-20 ngày, chùm nhãn nào quả sai quá thì phải tỉa bớt để quả to, đồng đều. Dự kiến sản lượng nhãn năm nay của gia đình tăng 15-20% so với năm trước, ước khoảng 140 tấn quả phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu.

Với sản lượng nhãn lớn, việc tìm đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm hết sức cần thiết. Ngoài tiêu thụ nhãn thông qua các thương lái và thị trường trong nước thì thị trường xuất khẩu là hướng đi lâu dài mà huyện Yên Châu đang hướng tới. Ông Nguyễn Văn Điện, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Châu cho biết: Để quản lý quy trình sản xuất nhãn phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, ngay từ đầu vụ, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực bám sát các nhà vườn hướng dẫn các hộ dân, HTX thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tăng cường quản lý dịch hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi xuất khẩu và tiêu thụ; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng). Bên cạnh đó, hỗ trợ bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc; tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sơ chế và đóng gói, bảo quản sản phẩm cho người dân và các HTX. Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ và đẩy mạnh ký cam kết với một số doanh nghiệp, siêu thị lớn bao tiêu sản phẩm cho người dân. Vài năm trở lại đây, đầu ra của sản phẩm nhãn Yên Châu tương đối ổn định, bắt đầu xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài, giúp các hộ trồng nhãn có thu nhập cao. Năm 2018, Yên Châu xuất khẩu được 137,5 tấn nhãn; trong đó phối hợp với Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Green Path Việt Nam xuất khẩu 1,5 tấn nhãn chín muộn sang thị trường Mỹ. Dự kiến năm 2019, huyện sẽ xuất khẩu 1.250 tấn quả tươi và 50 tấn long nhãn sang thị trường các nước: Mỹ, Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc... với giá trị ước đạt 1,02 triệu USD.

Mô hình trồng nhãn theo quy trình VietGAP của anh Nguyễn Văn Hừa, bản Hua Đán, xã Tú Nang. 

Với sự chủ động, tích cực của người dân trong sản xuất cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hy vọng năm nay, Yên Châu sẽ được mùa nhãn, chất lượng quả cao, đáp ứng yêu cầu các thị trường và tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.