Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Yên Châu phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, huyện Yên Châu đã huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Đến nay, huyện đã có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân các xã đạt 9,35 tiêu chí/xã về xây dựng NTM.

Người dân xã Sặp Vạt thu hoạch chuối.

Huyện Yên Châu đã xây dựng lộ trình, kế hoạch, đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn, huy động hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng NTM. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền tới nhân dân trên địa bàn hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Qua đó, tạo sự đồng thuận và tự nguyện của người dân trong tham gia góp công, góp sức, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Bên cạnh đó, các cấp hội phát động nhiều phong trào thi đua như: “Thanh niên chung tay xây dựng NTM”, “Phụ nữ Yên Châu chung tay xây dựng NTM”, “Cựu chiến binh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”... đã làm thay đổi nhận thức của hội viên, đoàn viên, từ đó chủ động, tích cực tham gia xây dựng NTM.

Với mục tiêu nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, huyện Yên Châu đã chỉ đạo các xã tổ chức rà soát quy hoạch xây dựng NTM phù hợp với điều kiện từng xã, triển khai hiệu quả các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giảm dần diện tích trồng cây lương thực trên đất dốc chuyển sang trồng cây ăn quả như: xoài, chuối, nhãn, mận... đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Từ năm 2015 đến nay, huyện đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả như: Mô hình trồng nhãn, xoài ghép, xoài tròn trên địa bàn các xã Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sặp Vạt; mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc tại xã Chiềng Đông với quy mô 112 ha; dự án trồng cây ăn quả tại bản Lao Khô 1, với 110 ha gắn với du lịch sinh thái. Phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc thực hiện tốt mô hình liên kết trồng 10 ha cây chanh leo tại xã Mường Lựm. Thực hiện chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, cung ứng ra thị trường 545 tấn quả; 111,5 tấn rau; 81,8 tấn lợn thịt và lợn giống thương phẩm. Cùng với đó, đẩy mạnh quảng bá, xuất khẩu nông sản ra thị trường nước ngoài. Từ năm 2017 đến nay, Yên Châu đã xuất khẩu 771,8 tấn xoài tượng da xanh, 137 tấn nhãn, 195 tấn chuối, 266 tấn mận hậu, 110 tấn chanh leo. Tổ chức kiểm tra, khảo sát cấp mã số vùng trồng cho 65 ha nhãn và 14,7 ha xoài; nâng tổng diện tích cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng của huyện lên 100 ha. Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới ẩm và công cụ sản xuất cho 14 HTX với số tiền trên 1,4 tỷ đồng. Hướng dẫn nhân dân chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh theo mô hình tổ hợp tác, HTX, hiện, toàn huyện có 41 HTX. Năm 2018, có 9 HTX cây ăn quả được cấp Giấy chứng nhận VietGAP với trên 175 ha. Nhờ đó, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều toàn huyện xuống còn 35,6% (giảm 3,68% so với năm 2017).

Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, huyện đã lồng ghép các chương trình dự án, huy động nguồn lực do nhân dân đóng góp để tu sửa, xây dựng 1 trạm y tế xã, 37 nhà văn hóa, 1 công trình chợ nông thôn, 7 cầu treo, 155 bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, các công trình đường giao thông và thủy lợi với tổng mức đầu tư trên 520 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 130 tỷ đồng. Trong đó, riêng đường giao thông nông thôn đã thi công 172 tuyến đường với tổng chiều dài trên 111 km, kinh phí thực hiện hơn 143 tỷ đồng; 14/14 xã có đường giao thông đi được 4 mùa.

Qua thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường trong toàn huyện đã có bước chuyển tích cực. Đến thời điểm này, toàn huyện có 4 xã đạt tiêu chí về trường học và 3 xã đạt tiêu chí giáo dục; 7/14 xã đạt chuẩn tiêu chí y tế; 2 xã đạt tiêu chí văn hóa và cơ sở vật chất văn hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hiện, huyện có 2 xã đạt chuẩn NTM là Viêng Lán và Chiềng Pằn; có 1 xã hoàn thành 10-14 tiêu chí; 11 xã hoàn thành 6-9 tiêu chí; không có xã hoàn thành dưới 6 tiêu chí.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có thêm 1 xã về đích NTM, có ít nhất 50% số xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, huyện Yên Châu tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương tập trung triển khai xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của nhân dân. Huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh. Các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.