Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Đầu tháng 5/1959, một sự kiện lịch sử vô cùng đặc biệt đối với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La, chiều tối ngày 7 và sáng 8/5/1959, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Châu đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm.

Khu di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Châu tại tiểu khu 5, thị trấn Yên Châu.

Từ sáng sớm ngày 8/5/1959, hơn 1.000 cán bộ, nhân dân, bộ đội và các cháu thanh, thiếu niên tập trung đầy đủ, trật tự tại sân bản Khoóng, xã Chiềng An (nay là tiểu khu 5, thị trấn Yên Châu) để chờ đón Bác. Đúng 7 giờ 30 phút, Bác Hồ cùng Đoàn đại biểu Chính phủ và Khu ủy đến dự mít tinh. Những tràng vỗ tay vang lên không ngớt, Bác giơ tay vẫy chào mọi người, cả rừng người lặng đi trong tiếng nói ấm áp, ân tình của Người. Với phong cách giản dị, lời nói so sánh dễ hiểu, tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên gần gũi, thân thiết, nhân dân cảm động trào nước mắt khi nghe Bác hỏi thăm bằng tiếng dân tộc. Bác nói: “... Đảng, Chính phủ và Bác rất vui lòng khen ngợi đồng bào châu nhà trong kháng chiến đã tổ chức du kích đánh Tây rất tốt, đã giúp đỡ bộ đội, cán bộ đánh Tây. Thế là tốt. Đặc biệt đồng bào vùng cao sinh hoạt gian khổ, trong kháng chiến rất anh dũng; Đảng và Chính phủ tỏ lời khen. Từ ngày hòa bình lập lại, đồng bào, cán bộ, bộ đội đoàn kết rất tốt, giúp đỡ nhau tăng gia sản xuất, học bình dân. Như thế là tốt. Bây giờ Bác có mấy lời dặn dò đồng bào như sau: ... Phải sản xuất cho tốt... Phải cải tiến kỹ thuật... Phải giữ gìn rừng cho tốt... Bây giờ hòa bình rồi, cũng phải anh dũng. Anh dũng là anh dũng mọi mặt... bây giờ anh dũng sản xuất, xóa nạn mù chữ... đã tăng gia sản xuất phải thực hành tiết kiệm... Bây giờ chúng ta, tất cả các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mèo, Mán, Xã, Puộc, v.v... đều là anh em ruột thịt một nhà... Đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay này. Cán bộ, bộ đội, nhân dân phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay thế này... Phải nhớ rằng Đảng, Chính phủ tin cậy vào cán bộ, nơi nào khó có cán bộ. Việc gì khó có cán bộ. Vì vậy cán bộ các nơi đến phải yên tâm, tích cực công tác, phải gương mẫu, phải đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ cán bộ địa phương được tốt... Bộ đội, công an, dân quân phải cảnh giác; để làm tròn nhiệm vụ Đảng, Chính phủ và nhân dân giao cho... phải tham gia lao động sản xuất, phải giữ gìn trật tự an ninh cho tốt, phải đoàn kết chặt chẽ với nhân dân... Các cháu phải học tập cho tốt, lao động cho tốt, giữ gìn vệ sinh cho tốt, giữ kỷ luật cho tốt...”

Một gian hàng bán chuối Yên Châu.

60 năm qua, những lời dặn dò và chỉ bảo ân cần của Người là nguồn cổ vũ lớn lao, thôi thúc động viên cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Châu vượt qua khó khăn, thử thách, học tập và làm theo lời dạy của Bác, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa Yên Châu vững bước đi lên trong các giai đoạn cách mạng. Thực hiện lời Bác dạy, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc Yên Châu phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực tự cường vươn lên xây dựng cuộc sống mới và đạt được nhiều thành tích quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Từ một huyện miền núi nghèo nàn, lạc hậu, Yên Châu đã khai thác tiềm năng, lợi thế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay, nhân dân trong huyện đã trồng được 6.328 ha cây ăn quả có giá trị kinh tế trên đất dốc thay thế cây ngô, lúa nương năng suất thấp (trong đó diện tích trồng mới 1.700 ha), sản lượng các loại quả đạt 33.847 tấn/năm. Nhiều mô hình kinh tế được đầu tư phát triển, hình thành được vùng trồng cây ăn quả tập trung gắn với xây dựng vùng trồng an toàn, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mã số vùng với các mô hình sản xuất hiệu quả, như: Xoài ghép Đài Loan, Thái Lan; chuối cấy mô ở các xã dọc quốc lộ 6; nhãn ghép chín muộn tại xã Tú Nang, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài; mận hậu ở Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Yên Sơn; trồng rau hàng hóa ở bản Chiềng Kim (xã Chiềng Sàng), bản Chiềng Thi, Chiềng Phú (xã Chiềng Pằn); trồng thanh long tại các xã: Phiêng Khoài, Chiềng Pằn; gần 1.000 ha mía nguyên liệu cho Nhà máy mía đường Sơn La ở Phiêng Khoài, Yên Sơn, Chiềng Đông, Chiềng Sàng... Nâng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác lên hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Các sản phẩm nông sản đáp ứng tốt đối với nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo các điều kiện xuất khẩu và tiêu thụ nông sản an toàn, đặc biệt các sản phẩm năm qua đã được xuất khẩu sang các thị trường như Úc, Mỹ, Singapore, Trung Quốc...; năm 2018, giá trị sản phẩm nông sản tham gia xuất khẩu đạt 4,193 triệu USD (tương đương 96 tỷ đồng). Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi đã và đang từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, với việc đẩy mạnh trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi đại gia súc; phát triển chăn nuôi gia trại; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Thương mại dịch vụ phát triển, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; có 40 hợp tác xã hoạt động theo điều lệ, sản xuất kinh doanh dịch vụ đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở hạ tầng: Đường, điện, trường, trạm được đầu tư xây dựng theo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến tháng 4 năm 2018, Yên Châu có 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Chiềng Pằn và Viêng Lán; có 15/50 trường học đạt chuẩn quốc gia; 7/15 xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường. An ninh quốc phòng được đảm bảo, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, cùng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước; quan hệ hợp tác với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) được tăng cường và mở rộng, góp phần giữ vững an ninh biên giới quốc gia...

Thành viên HTX nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc thực hiện bao quả cho xoài.

60 năm qua, hình ảnh Bác Hồ kính yêu và những lời dặn dò, sự chỉ bảo ân cần của Người mãi còn in đậm trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Yên Châu. Ở mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng bộ huyện luôn nhận thức rõ trách nhiệm, lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới; sớm đưa Yên Châu trở thành huyện phát triển khá của tỉnh, đời sống nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với danh hiệu huyện Yên Châu Anh hùng. Nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Châu, nay đã trở thành di tích lịch sử cấp tỉnh, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.