Văn nghệ - “món ăn tinh thần” của người cao tuổi xã Sặp Vạt

Với người cao tuổi xã Sặp Vạt (Yên Châu), hoạt động văn nghệ đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của các hội viên. Văn nghệ không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích cho những người cao tuổi, thỏa niềm đam mê ca hát, mà còn là nơi các hội viên người cao tuổi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hằng ngày.

Một buổi luyện tập của Đội văn nghệ Chi hội Người cao tuổi bản Nghè, xã Sặp Vạt (Yên Châu).

Chúng tôi đến bản Nghè vào một buổi tập định kỳ của đội văn nghệ Chi hội Người cao tuổi của bản. 5 giờ chiều, Nhà văn hóa bản vang tiếng nhạc của bài Tình ca Tây Bắc, các hội viên Chi hội Người cao tuổi bản Nghè đã có mặt đông đủ để luyện tập. Dù tuổi đã cao nhưng các thành viên của đội văn nghệ vẫn say sưa trong những điệu múa truyền thống. Những tiết mục được dàn dựng đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cuốn hút người xem bởi sự chân chất, mộc mạc mà không kém phần hấp dẫn. Bà Lừ Thị Sóng, Đội trưởng Đội văn nghệ Chi hội Người cao tuổi bản Nghè, cho biết: Đội văn nghệ hiện có 8 thành viên, đều là hội viên của Chi hội, độ tuổi từ 55-65 tuổi. Ai cũng nhiệt tình tham gia, bởi với chúng tôi văn nghệ là hoạt động mang lại niềm vui cho tuổi già. Mỗi buổi luyện tập còn là cơ hội để chúng tôi gặp gỡ, trò chuyện, động viên nhau sống tốt, làm gương cho con cháu học tập và noi theo.

Được biết, Hội Người cao tuổi xã Sặp Vạt hiện có 14 chi hội, với 447 hội viên. Với mục đích giúp các hội viên rèn luyện sức khỏe, xây dựng đời sống tinh thần lạc quan, từ năm 2014, một số chi hội người cao tuổi trong xã đã thành lập đội văn nghệ để tham gia giao lưu giữa các chi hội, gắn kết tình đoàn kết giữa các hội viên. Đến nay, đã có 8/14 chi hội người cao tuổi có đội văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ thường là những điệu múa truyền thống của dân tộc Thái như múa khăn piêu, múa hoa ban, múa quạt... Nhiều đội còn tự sáng tác kịch bản, đạo diễn, dàn dựng các tiết mục thể hiện nét riêng đặc sắc. Đặc biệt, các đội văn nghệ của Hội Người cao tuổi xã Sặp Vạt còn duy trì và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là chơi khèn bè và hát Thái trong các buổi giao lưu văn nghệ, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và giới thiệu cho lớp trẻ. Không chỉ riêng Chi hội bản Nghè mà nhiều đội văn nghệ của chi hội khác cũng duy trì hoạt động văn nghệ thường xuyên và hiệu quả, như chi hội các bản: Mệt, Him Nam, Sai, Nà Khái... Để có kinh phí hoạt động, thành viên các đội văn nghệ thường tự đóng góp quỹ hoặc được sự hỗ trợ từ chi hội bản.

Hằng năm, Hội Người cao tuổi xã Sặp Vạt thường tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ vào các dịp lễ, tết, Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6/6, ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10... Hội còn tổ chức giao lưu với hội người cao tuổi các xã, thị trấn trong và ngoài huyện như: Chiềng Khoi, Chiềng Đông, Viêng Lán, Chiềng Sàng, thị trấn Yên Châu (Yên Châu); xã Hua La (Thành phố); thị trấn Quỳnh Nhai (Quỳnh Nhai)... Nói về đội văn nghệ của các chi hội, ông Quàng Văn O, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Sặp Vạt, cho biết: Để nâng cao chất lượng các đội văn nghệ, Hội sẽ phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xã hướng dẫn việc dàn dựng các tiết mục hay và đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Thời gian tới, Hội tiếp tục chỉ đạo các chi hội người cao tuổi các bản còn lại thành lập đội văn nghệ.

Các hoạt động văn nghệ của người cao tuổi xã Sặp Vạt đã động viên tinh thần các hội viên “sống vui, sống khỏe, sống có ích”, luôn là những người “tuổi cao, gương sáng” cho con cháu học tập và noi theo, góp phần tích cực vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã.

Huyền Trăng (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.