Triển vọng từ mô hình trồng rau thủy canh ở Yên Châu

Tháng 1/2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Yên Châu triển khai thực hiện thí điểm mô hình trồng rau thủy canh, với quy mô 500 m², với nhiều loại rau an toàn, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khả quan.

 

Mô hình trồng rau thủy canh tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Yên Châu.

Thực tế cho thấy tính ưu việt của mô hình, với quy mô, hệ thống nhà lưới và các trang thiết bị được sắp đặt khoa học, mang tính tự động hóa cao. Để thực hiện trồng rau thủy canh, Trung tâm đã thiết kế xây dựng hệ thống nhà lưới và các trang thiết bị đủ tiêu chuẩn, phần mái được phủ ni lông, xung quanh căng rào lưới chắn côn trùng. Bên trong nhà lưới xây dựng các giàn thủy canh, cùng các trang thiết bị hỗ trợ như quạt làm mát, máy bơm nước tự động, hệ thống phun mưa, lưới đen, hệ thống bóng điện thắp sáng... Rau được trồng trong môi trường nước có chứa dinh dưỡng, trên ống nhựa đục lỗ với khoảng cách 20 cm/cây, được xếp nhiều tầng. Các loại rau trước khi trồng được ươm bằng hạt vào miếng xốp khoảng 10 ngày, khi rau mọc mầm lên được 2 lá sẽ cho vào cốc và đặt lên giàn. Quy trình chăm sóc đơn giản, với hệ thống bơm nước tự động tuần hoàn từ bể dẫn nước có chứa dinh dưỡng về từng gốc rau và ngược trở lại. Sau 2 ngày, dùng thiết bị kiểm tra chất dinh dưỡng chứa trong nước để đảm bảo rau phát triển tốt. Với lối canh tác này, rau phát triển tốt, không có sâu bệnh và có nhiều ưu điểm, đó là: Tiết kiệm 90% lượng nước, diện tích, nhân công chăm sóc giảm, không phải làm cỏ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không phụ thuộc vào thời tiết; trồng rau trái vụ, năng suất cao, đặc biệt là tạo ra sản phẩm rau an toàn. Trung bình 45 ngày sẽ cho thu hoạch một lứa rau, mô hình này phù hợp với loại rau ăn lá, tuy nhiên vẫn có thể trồng được cà chua hoặc dâu tây.

Trung tâm đang trồng thử nghiệm các loại rau: Xà lách trắng, tím; rau cải tím, rau bó xôi, cải ngọt, hiện số rau này đang phát triển tốt. Anh Vũ Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Yên Châu chia sẻ: Mô hình trồng rau thủy canh được huyện hỗ trợ 300 triệu đồng. Trung tâm đã triển khai thực hiện được hơn 1 tháng, với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, bước đầu cho thấy tính khả quan của mô hình, đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm cao. 500 m² trồng rau thủy canh, trung bình mỗi năm sẽ cho thu 6 lứa rau, sản lượng khoảng 9 tấn, bán với giá 20.000 đồng/kg sẽ cho tổng thu 180 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 150 triệu đồng. Tuy nhiên, qua tham khảo giá thị trường, rau có giá cao hơn từ 30-40.000 đồng/kg...

Qua tìm hiểu được biết, hiện nay trên địa bàn huyện Yên Châu có khoảng 620 ha trồng rau các loại, sản lượng trên 1.200 tấn/năm của 2 hợp tác xã và các hộ trồng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, hiện chỉ có Hợp tác xã Nông nghiệp Chiềng Phú (xã Chiềng Pằn) là đăng ký sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng trồng theo phương pháp truyền thống. Vì vậy, mô hình trồng rau thủy canh góp phần cung cấp ra thị trường sản phẩm rau sạch cho người tiêu dùng.

Với việc thực hiện thí điểm mô hình trồng rau thủy canh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Yên Châu là hướng đi đúng trong thời đại 4.0, tạo ra sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, giải phóng sức lao động. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình trồng rau thủy canh rất cần các cấp, ngành quan tâm về nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật, tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm này.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.