Sâu cuốn lá gây hại nhiều diện tích chuối ở Chiềng Đông

Hơn 1 tháng nay, hơn 20 ha cây chuối của xã Chiềng Đông (Yên Châu) bị sâu cuốn lá chuối gây hại, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cây, làm giảm sản lượng, chất lượng quả chuối.

 

Cán bộ khuyến nông xã Chiềng Đông (Yên Châu)

hướng dẫn các hộ dân bản Chủm phương pháp diệt trừ sâu hại cây chuối.

Hiện nay, xã Chiềng Đông có 32 ha chuối, được trồng rải rác trên diện tích đất nương, sản lượng từ 5 - 7 tấn quả/ha. Nhiều năm nay, cây chuối giúp bà con tăng thêm thu nhập, nhưng hiện nay, nhiều diện tích chuối của bà con trong xã bị sâu cuốn lá chuối gây hại. Theo người trồng chuối ở các bản trong xã bị sâu gây hại, trước đây loại sâu này đã xuất hiện ở các nương chuối, nhưng mỗi cây chỉ có 1-2 con. Từ đầu tháng 10, sâu cuốn lá chuối bắt đầu gây hại nhanh ở gần 20 ha chuối, tập trung ở các bản: Đông Tấu, Luông Mé, bản Chủm, bản Chai, Huổi Pù, khoảng 50 hộ bị thiệt hại. Số lượng sâu ngày càng tăng, lan nhanh, sâu ăn lá chuối và dùng chính lá chuối cuốn lại làm kén. Nhiều nương chuối bị sâu cuốn và ăn hết lá chỉ trơ lại cuống lá chuối.

Nói về việc sâu gây hại cây chuối, ông Hoàng Văn Túa, bản Chủm, xã Chiềng Đông cho biết: Gia đình tôi trồng 3.000 m2 chuối, mỗi năm thu hoạch trên 1 tấn chuối quả, giá bán từ 4.000-5.000 đồng/kg. Nhưng năm trước, toàn bộ diện tích chuối của gia đình bị sâu cuốn lá chuối tấn công, nhiều cây đang phát triển phải chặt bỏ vì không có khả năng phục hồi. Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi chỉ thu được khoảng 5 tạ chuối, nhưng quả bé, mẫu mã không đẹp, giá bán từ 2.500 - 3.000 đồng/kg, đầu ra cho sản phẩm cũng rất khó khăn do chất lượng chuối quả giảm. Gần 1 tháng nay, diện tích chuối của gia đình lại bị sâu cuốn lá tấn công, có thể phải chặt bỏ để trồng lại.

Còn anh Hoàng Văn Hòa, bản Chai, xã Chiềng Đông nói: Gia đình tôi trồng gần 3.500 m2 chuối, ngoài thu hoạch quả còn lấy lá, thân cây làm thức ăn cho gia súc, cho cá. Năm nay, toàn bộ diện tích chuối bị sâu cuốn lá chuối tấn công, gia đình tôi đã huy động các thành viên trong gia đình bắt sâu bằng phương pháp thủ công, nhưng nay lượng sâu còn nhiều, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây chuối, không còn lá chuối để làm thức nuôi cá.

Theo quan sát, sâu cuốn lá chuối có màu xanh, toàn thân phủ một lớp phấn trắng, có nhiều lông tơ ngắn, đầu có màu đen, dài từ 3-5 cm, mật độ trung bình từ 10-15 con/cây chuối, gây hại bằng cách dùng tơ cuốn phần lá cắt thành một ống để trú ngụ và ăn phá; sâu phát triển từ 14-20 ngày, nhộng từ 7-10 ngày. Sâu cuốn lá chuối tấn công thường là 2 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng vào đầu tháng 10 và đầu tháng 12 hằng năm. Trước sự lây lan nhanh của sâu cuốn lá chuối, UBND xã Chiềng Đông đã giao cho cán bộ khuyến nông xã thống kê, kiểm tra diện tích chuối bị sâu hại. Đồng thời, báo cáo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện có phương pháp diệt sâu, không để sâu cuốn lá chuối lây lan sang các xã khác, hạn chế thiệt hại cho bà con trồng chuối.

Ông Nghiêm Văn Hải, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Châu cho biết: Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi nhận định đây là sâu cuốn lá chuối có tên khoa học là Erionota thrax. Phương pháp diệt trừ trước mắt là hướng dẫn bà con vệ sinh vườn cây bằng cách cắt bỏ lá già, lá khô, cắt bỏ phần lá bị hại rồi thiêu hủy, làm sạch cỏ vườn chuối để hạn chế trứng sâu và nơi cư trú của sâu non. Ngoài ra, bà con có thể dùng các loại thuốc hóa học như: Padan 95 SP, Alphacide 50 ED, thuốc vi sinh Xentari  35WDG để tiêu diệt sâu. Tuyệt đối không sử dụng sâu non, nhộng sâu cuốn lá chuối làm thực phẩm.

Không chỉ gây hại cho phần lớn diện tích chuối ở xã Chiềng Đông, hiện nay, sâu cuốn lá chuối đã tấn công sang nhiều diện tích chuối của bản Cò Nòi, xã Cò Nòi (Mai Sơn). Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương cũng như người dân trồng chuối rất mong các cấp, ngành liên quan hướng dẫn nhân dân cách phòng trừ và ngăn chặn tình trạng sâu phá hoại chuối, giúp bà con yên tâm sản xuất.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.