No ấm nơi Bác về thăm

Cảm xúc bồi hồi khi đến tham quan Di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Châu tại tiểu khu 5, thị trấn Yên Châu (trước đây là bản Khoóng, xã Chiềng An) - nơi mà gần 60 năm trước đây, Bác đã ân cần nói chuyện với đồng bào Yên Châu. Làm theo Bác dạy người dân Yên Châu nói chung và nhân dân tiểu khu 5 luôn đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Người dân tiểu khu 5, thị trấn Yên Châu thắp hương tại Di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Châu.

Thật may mắn, trong chuyến công tác về Yên Châu lần này, chúng tôi được gặp ông Quàng Văn Hít, tiểu khu 5, thị trấn Yên Châu, ông nguyên là Chủ tịch UBND xã Chiềng An giai đoạn 1955-1959. Ông Hít xúc động nhớ lại, hôm đó - ngày 8/5/1959, có rất đông người dân đến bản Khoóng, vì ai cũng háo hức được nhìn thấy Bác, được nghe Bác nói chuyện. Bác với phong cách giản dị, giọng nói ấm áp, tình cảm, thân thiết, nhiều cụ già đã cảm động trào nước mắt khi nghe Bác hỏi thăm bằng tiếng dân tộc. Bác căn dặn cán bộ, bộ đội và nhân dân Yên Châu: Đẩy mạnh sản xuất, làm thủy lợi, bảo vệ rừng, xây dựng tổ đổi công hợp tác xã, xóa mù chữ, giữ vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự, tích cực giúp đỡ đồng bào ở vùng rẻo cao, đặc biệt là phải đoàn kết. Bác giơ nắm tay lên và nhấn mạnh: Cán bộ, bộ đội, nhân dân phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay thế này. Gần 60 năm trôi qua, hình ảnh Bác cùng những lời căn dặn của Người vẫn khắc sâu trong trái tim ông Hít và tất cả những người có mặt trong ngày hôm đó.

Ông Lưu Công Nghiệp, Tiểu khu trưởng tiểu khu 5, nói: Bản Khoóng, xã Chiềng An, nơi Bác đến nói chuyện năm xưa - tiểu khu 5, thị trấn Yên Châu hôm nay luôn khắc ghi lời Người dạy, đoàn kết xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Hiện thu nhập bình quân ở tiểu khu đạt 36 triệu đồng/người/năm, chỉ còn 2 hộ nghèo, đó là gia đình người già cô đơn và hộ khuyết tật. Mức thu nhập khá nên các gia đình đều đã xây dựng được nhà ở kiên cố; mua sắm đầy đủ các tiện nghi phục vụ sinh hoạt; 40 hộ dân đã mua được xe ô tô... Cuộc sống người dân khởi sắc cả về tinh thần và vật chất.

Tiểu khu có  217 hộ dân. Từ lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, nhân dân trong tiểu khu đã tập trung phát triển kinh doanh, dịch vụ. Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, đó là gia đình các ông: Phạm Văn Minh, Phạm Văn Điều, Phạm Văn Quý... Lời Bác dạy về tình đoàn kết cách gần 60 năm luôn là kim chỉ nam trong cuộc sống hằng ngày đối với bà con nơi đây, từ việc đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, đến việc thực hiện các hoạt động, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Chính vì vậy, hiện nay 11/11 tuyến đường nội tiểu khu đã được đổ bê tông, tạo nên diện mạo mới trong mỗi khu dân cư. Đặc biệt, việc xây dựng nhà văn hóa tiểu khu là điểm nhấn trong việc đồng tâm, đồng lòng. Năm 2014, trước nhu cầu về nơi hội họp, nơi tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, Ban Quản lý tiểu khu 5 đã họp toàn tiểu khu để bàn bạc thống nhất việc xây dựng nhà văn hóa. Sau khi quyết toán công trình nhà văn hóa, nguồn kinh phí thu sử dụng không hết, Ban Quản lý tiểu khu đã gửi tiết kiệm ở ngân hàng để lấy tiền lãi hỗ trợ các khu dân cư trong tiểu khu để tổ chức Ngày đại đoàn kết toàn dân 18/11 hằng năm.

“Tình làng nghĩa xóm”, “Tối lửa tắt đèn có nhau” là yếu tố quan trọng để nhân dân tiểu khu 5 đạt kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đơn cử như khi gia đình nào có việc hiếu, việc hỷ, hoặc ốm đau, hoạn nạn, bà con trong tiểu khu lại cùng chăm lo như công việc của chính gia đình mình; các biện pháp ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào địa bàn tiểu khu là nội dung được các nhóm liên gia tự quản về an ninh trật tự bàn bạc, thống nhất cách làm, nhất là việc giáo dục con em, người thân... Điều đó cũng đồng nghĩa với việc trên địa bàn tiểu khu không có tệ nạn xã hội, an ninh trật tự luôn được bảo đảm... Hằng năm, có 93% số hộ đạt gia đình văn hóa, nhiều năm tiểu khu được công nhận tiểu khu văn hóa.

Cũng như những mùa xuân trước, những ngày xuân mới năm nay, Ban Quản lý tiểu khu 5 lại tổ chức cho nhân dân đến thắp hương tại Di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Châu, để báo công với Người về những kết quả đã đạt được trong xây dựng cuộc sống mới hôm nay.

Hồng Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.