Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Mường Lựm đổi thay

Đến xã Mường Lựm hôm nay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay hết sức nhanh chóng. Từ cách nghĩ, cách làm mới của cấp ủy, chính quyền và từng người dân đã tạo nên những bước đột phá, đời sống no ấm, đủ đầy đang hiển hiện trong từng nếp nhà.

Đoàn viên, thanh niên xã Mường Lựm thăm nơi thành lập Chi bộ Ðảng đầu tiên của huyện Yên Châu.

Tự hào với những trang sử vẻ vang của quê hương, đồng chí Lò Đức Tiến, Bí thư Đảng ủy xã nói với chúng tôi: Ngày 11/6/1948, Chi bộ Ðảng đầu tiên của Đảng bộ huyện Yên Châu được thành lập gồm 4 đảng viên, tại cây đa Nóng Luông của bản Lựm (nay là bản Na Băng). Dưới gốc cây đa to nhất, ngay giữa đỉnh đồi, hiện vẫn còn một khoảnh đất khá bằng phẳng, xếp những hòn đá theo vòng tròn, là nơi các đảng viên đầu tiên của huyện ngồi họp bàn các phương pháp đấu tranh cách mạng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Mường Lựm nghèo lắm vì nằm tách biệt, xa trung tâm huyện, ra vào chỉ có con đường mòn rất hiểm trở, phải qua nhiều đèo cao, suối sâu. Nhưng cũng chính nơi đây, Chi bộ Đảng đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân Yên Châu thực hiện các phong trào cách mạng, góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Vẫn theo đồng chí Bí thư Đảng ủy, Mường Lựm là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của Yên Châu, hiện có 11 bản, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí không đồng đều, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp... Để giúp người dân tìm hướng thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mường Lựm tập trung khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tranh thủ và phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất của Nhà nước; tuyên truyền, vận động người dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương vào sản xuất; nhân rộng các mô hình kinh tế; mở rộng diện tích cây lương thực, cây ăn quả, chú trọng chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân...

Để minh chứng cho những bước chuyển đổi của xã, Bí thư Lò Đức Tiến đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình làm kinh tế hiệu quả trong xã. Tại gia đình anh Vừ Lao Tú (bản Khấu Khoang), chúng tôi được chủ nhà chia sẻ: Trước đây, nhà tôi sống chủ yếu dựa vào hơn 2 ha đất nương trồng ngô, nhưng thu nhập thấp lắm. Đầu năm 2017, ngoài tiền tiết kiệm, tôi vay mượn thêm anh em, họ hàng mua 2 con bò sinh sản về nuôi, trồng gần 1,5 ha cỏ voi làm thức ăn cho bò; nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, cán bộ khuyến nông hướng dẫn, nhà tôi giờ có 6 con bò rồi. Tôi cũng được hướng dẫn cải tạo đất nương, trồng thêm 300 gốc cây chanh leo, mỗi năm cũng được 15 tấn quả, lãi khoảng 70 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm, được biết: Trong phát triển kinh tế, người dân Mường Lựm tập trung thâm canh 140 ha lúa 2 vụ, năng suất 60 tạ/ha; 250 ha ngô, năng suất 45 tạ/ha; 16 ha sắn, năng suất 122 tạ/ha. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, xã chỉ đạo nhân dân đưa cây chanh leo, mận hậu vào trồng thay thế những diện tích cây trồng giá trị kinh tế thấp, góp phần nâng diện tích cây ăn quả của xã lên 115 ha. Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, toàn xã hiện có trên 1.900 con trâu, bò, 3.500 con dê, lợn và hàng chục nghìn con gia cầm. Kinh tế rừng cũng đã được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao, sau nhiều năm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho người dân, toàn xã đã có trên 3.670 ha rừng được khoanh nuôi bảo vệ tốt, không còn đất trống, đồi núi trọc, nguồn thu nhập từ rừng tăng lên đáng kể. Cuộc sống được nâng lên, người dân có điều kiện tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân tích cực đóng góp công sức, tiền của, đến nay cả 11 bản đã có nhà văn hóa; cứng hóa đường giao thông nông thôn, đường nội đồng; hơn 80% kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện; 85% được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... 

Tự hào là vùng đất truyền thống cách mạng, cùng với sự nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Mường Lựm đang thay đổi từng ngày về mọi mặt, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong xã.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.