Thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng

LTS: Trong 3 năm thực hiện đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách đúng đắn, bước đi chủ động, đột phá, khẳng định bản lĩnh, mang tính lịch sử trong việc triển khai các hoạt động đối ngoại. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định công tác đối ngoại đã “đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước những năm qua”. Báo Sơn La lược trích những thành tựu đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc.

 Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Cuộc gặp cấp cao Việt Nam-Campuchia-Lào. Ảnh: TTXVN

Triển khai đồng bộ, hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội lần thứ XIII của Đảng và bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Công tác đối ngoại đã được triển khai chủ động, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối đối ngoại bằng nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận quan trọng, mang tầm chiến lược đã góp phần quan trọng vào việc triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại toàn diện, lâu dài.

Một dấu ấn nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chính là việc tổ chức thành công Hội nghị đối ngoại toàn quốc (12/2021) với việc khẳng định về sự hình thành, phát triển của trường phái đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam”: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại hội nghị và cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết toàn diện, sâu sắc và khái quát hóa, nâng tầm lý luận về đối ngoại Việt Nam.

Củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn từ năm 2021-2023, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành đối ngoại, ngoại giao vẫn tổ chức thành công gần 200 hoạt động đối ngoại song phương và đa phương quan trọng. Qua đó, mạng lưới quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày càng rộng mở.

Trong đó, đặc biệt là mối quan hệ với các nước láng giềng tiếp tục được tăng cường. Với Trung Quốc, thành công từ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (30/10-1/11/2022) và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (12-13/12/2023) là những dấu ấn lịch sử, đưa mối quan hệ Việt Nam -Trung Quốc lên tầm cao mới. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 2023 góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ nhân loại. Với Lào và Campuchia - những nước láng giềng có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, cuộc gặp cấp cao lần thứ hai sau 30 năm giữa ba đồng chí đứng đầu ba Đảng của Việt Nam, Lào, Campuchia (7/9/2023), các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, giữa Thủ tướng ba nước và Hội nghị cấp cao đầu tiên của Quốc hội ba nước (5/12/2023) đã khẳng định mạnh mẽ truyền thống đoàn kết đặc biệt, sự gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau là một tất yếu khách quan, là quy luật sống còn, nhân tố quan trọng hàng đầu đối với an ninh và phát triển của mỗi nước.

Đối ngoại Việt Nam đã đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác quan trọng khác, trong đó có việc nâng tầm và tạo những đột phá quan trọng. Trong ba năm qua, Việt Nam đã hoàn tất việc thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, trong đó có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 6 đối tác chiến lược toàn diện, 12 đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ. Riêng trong hai năm 2022-2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ và Nhật Bản (2023). Trong đó, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (10-11/9/2023) và việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng là khi thành lập Liên hợp quốc vào năm 1945, Việt Nam là đối tác chiến lược hoặc đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Bahamas (1/2023), Trinidad và Tobago (2/2023) đã hoàn thành việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Việt Nam với cả 33 nước Mỹ Latinh.

Phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Đảng, Tổ quốc và nhân dân

Đối ngoại Việt Nam đã chủ động, tích cực thúc đẩy việc đối thoại, đàm phán; tham gia các hiệp định, sáng kiến vì hòa bình, tiến bộ nhân loại. Đồng thời, góp phần chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng được duy trì, giao lưu và hợp tác xuyên biên giới được thúc đẩy, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với các nước. Đặc biệt, Việt Nam đạt được những kết quả rất quan trọng về phân định và giải quyết một số vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Trên biên giới đất liền, Việt Nam đã phối hợp với các nước láng giềng quản lý đường biên, mốc giới hiệu quả, giữ vững an ninh, an toàn trật tự xã hội biên giới, tạo điều kiện khôi phục giao lưu, giao thương biên giới giai đoạn sau đại dịch. Trên biển, Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; tham gia xử lý tốt những vụ việc phát sinh; cùng với các nước liên quan nỗ lực, tạo chuyển biến trong xây dựng Bộ quy tắc ứng xử với các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), hoàn tất đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia. Việt Nam là một trong các nước đầu tiên ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ngoài vùng quyền tài phán quốc gia (BBNJ).

(Còn nữa)

Phong Lưu (TH)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.