Từ ngày 6 - 9/6, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện các trận mưa lớn cục bộ trên địa bàn các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Phù Yên gây thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, nhân dân
Ngày 7/6, Quỹ Toyota Việt Nam, Công ty cổ phần Toyota Tây Bắc Sơn La đã phối hợp với UBND huyện Mường La tổ chức khánh thành và bàn giao công trình điểm trường bản Ngoạng, Trường mầm non Mường Bú, xã Mường Bú.
Ngày 7/6, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu phối hợp với Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh, thành phố Sơn La, bàn giao 74 con bê giống cho 74 hộ gia đình người dân tộc La Ha của bản Kia, bản Bắc, xã Liệp Tè.
Ngày 7/6, Huyện đoàn Vân Hồ đã phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh Sơn La, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hải Hàng không con cá heo tổ chức khánh thành công trình “Trường đẹp cho em” tại Điểm trường mầm non bản Láy, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ.
Chủ động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn, huyện Thuận Châu đã triển khai các biện pháp theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”; ứng phó kịp thời với các loại hình thiên tai, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Ngay sau khi công bố dịch bệnh tả lợn châu Phi tái phát vào đầu tháng 6 tại xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh sự lây lan.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra nhiều dạng thiên tai, gây thiệt hại cho hạ tầng viễn thông. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông chuẩn bị các phương án ứng phó, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mùa mưa bão, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
Ngày 10/4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng triển khai tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Sau 2 năm thí điểm, được tổng kết rút kinh nghiệm và đánh giá là thành công, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) có hiệu lực từ ngày 1/11/2011, tạo cơ sở cơ sở pháp lý, hình thành nguồn lực tài chính xã hội hóa bền vững phục vụ bảo vệ, phát triển rừng.
Mộc Châu và Vân Hồ là hai huyện nằm trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, đây cũng là những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần để Khu du lịch quốc gia giữ vững danh hiệu “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới”.
Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, lực lượng ĐVTN huyện Vân Hồ tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động tình nguyện trên địa bàn, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Với tinh thần tự nguyện đóng góp kinh phí, công sức, nhân dân thành phố Sơn La chung tay cùng chính quyền địa phương triển khai, lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng trên các tuyến đường nội bản, ngõ, xóm, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Sau hơn 5 năm, chúng tôi mới có dịp trở lại Ngọc Chiến, xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Mường La. Bất ngờ trước những sự thay đổi nhanh chóng của bản mường nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp xã có thêm nguồn lực xây dựng nông thôn mới, tạo thêm sinh kế bền vững cho nhân dân.
Với tinh thần “Tuổi cao chí càng cao”, những năm qua, người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ở cơ sở và trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, hỗ trợ con cháu phát triển kinh tế, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Trên địa bàn huyện Phù Yên hiện có 5 trạm truyền thanh, 47 cụm loa, trên 600 loa truyền thanh tại 202 bản, tiểu khu; có 300 cụm loa thu tín hiệu FM không dây. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở có vai trò tiếp súng cung cấp thông tin chính thống trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp nhân dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Lễ hội cầu mưa còn gọi là lễ hội Xến Xó Phốn, được gắn với phong tục tập quán, lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Thái. Lưu giữ và bảo tồn nghi lễ này, Câu lạc bộ văn hóa Thái, bản Đán, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu, đã tổ chức phục dựng, tái hiện với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.