Tháo gỡ khó khăn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La đang tạo động lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình còn gặp nhiều vướng mắc.

Giọng nữ

Khó triển khai các tiểu dự án, dự án thành phần

Năm 2024, huyện Mai Sơn, được giao hơn 142 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Huyện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần, nhưng đến nay mới giải ngân được 20% kế hoạch vốn giao.

Nông dân xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn thu hái chè.

Lý giải về khó khăn, ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Sơn, cho biết: Tỷ lệ giải ngân thấp, do nhiều nguyên nhân. Ví dụ, tiểu dự án 1 của Dự án Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, theo Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính ban hành thay thế Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022, không có kinh phí lập hồ sơ, quản lý, kiểm tra, nghiệm thu để thực hiện. Nội dung này, UBND tỉnh đã có Công văn số 1442/UBND-KT ngày 8/4/2024 gửi Ủy ban Dân tộc. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản hướng dẫn, nên chưa triển khai được. Hoặc đối với tiểu dự án 2 về phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư, trên địa bàn huyện không có doanh nghiệp, HTX đăng ký tham gia chủ trì liên kết sản xuất chuỗi...

Còn tại huyện Phù Yên, giai đoạn 2019-2024, huyện được giao trên 197 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ông Đặng Quang Hưng, Chủ tịch UBND huyện, thông tin: Năm 2024, có một số nội dung chưa giải ngân được, như việc hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; tiểu dự án bảo tồn lễ hội cầu mùa của dân tộc Mông, xã Suối Bau... Nguyên nhân, do một số dự án, tiểu dự án, mặc dù đã có nội dung quy định về định mức, hướng dẫn ban hành, những nội dung trích dẫn liên quan đến nhiều văn bản khác, gây khó khăn trong thực hiện.

Tương tự huyện Mai Sơn, huyện Phù Yên, nhiều địa phương trong tỉnh cũng đang gặp vướng mắc trong việc giải ngân các dự án. Như dự án hỗ trợ đất ở, do các xã không có quỹ đất để cấp cho các hộ; các đối tượng đều là hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn không có điều kiện làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Một số hộ đang ở trên đất nương, đất vườn không thuộc quy hoạch đất thổ cư, nên không thể thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở. Đối với nội dung hỗ trợ đất sản xuất, do các xã không còn quỹ đất sản xuất hỗ trợ các hộ nghèo, nên không thực hiện được giải ngân vốn đã giao...

Tháo gỡ vướng mắc để giải ngân nguồn vốn

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai trên địa bàn tỉnh với 10 dự án thành phần đặc thù, như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; Phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Ông Nguyễn Văn Thu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, cho biết: Năm 2024, tỉnh Sơn La được giao 1.631 tỷ đồng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó, vốn chuyển nguồn các năm trước sang 59,4 tỷ đồng; vốn giao năm 2024 là 1.485 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương 86 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 30/6, mới giải ngân được 26% kế hoạch vốn giao.

Tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn vốn chương trình, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương rà soát các dự án thành phần có kế hoạch vốn lớn, chậm tiến độ và giải ngân thấp; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đúng trình tự, mục tiêu, đối tượng, hiệu quả. Thực hiện việc phân cấp, trao quyền cho địa phương và người dân thực hiện chương trình đảm bảo đúng theo chỉ đạo, quy định để nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện. Đối với các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, giao các sở, ngành của tỉnh nghiên cứu, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố; những trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu với UBND tỉnh kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ.

Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa quan trọng, tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. UBND tỉnh  đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án, tiểu dự án, bảo đảm nguồn vốn phát huy hiệu quả trong thực tiễn, thực hiện  mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh 3%/năm.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.