Phân loại chất thải rắn tại nguồn - xây dựng “lối sống xanh”

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đến ngày 31/12/2024 các tổ chức, cá nhân, đơn vị phải phân loại rác thải tại nguồn; có tái chế, tái sử dụng rác thải trở thành nguồn tài nguyên tái tạo, giảm thiểu chi phí xử lý rác thải.

Giọng nữ

Xây dựng mô hình điểm

Cán bộ Phòng Quản lý môi trường, Sở TN&MT tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phường Tô Hiệu các phân loại CTRSH tại nguồn.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Sơn La, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại 7 phường từ 55-60 tấn/ngày; từ 15-19 tấn/ngày đối với 5 xã. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) từ hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, siêu thị, chợ, công sở, khu công cộng và cơ sở sản xuất... chỉ được phân loại trong quá trình thu gom, vận chuyển về khu xử lý tập trung, đã và đang gây khó khăn và lãng phí.

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, ngày 6/7/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về triển khai thí điểm phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn 7 phường của thành phố Sơn La. 

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở TN&MT, thông tin: Mục tiêu đến 31/12/2024, phường Tô Hiệu phấn đấu trên 90% số hộ và 6 phường còn lại có ít nhất 50% số hộ thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Bên cạnh đó, mạng lưới thu gom, vận chuyển cũng được mở rộng; các điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Mô hình sẽ được tổng kết đánh giá kết quả để nhân rộng ra toàn tỉnh.

Thay vì để CTRSH hằng ngày chứa, đựng trong các túi ni lon, bao bì, xô, chậu, thùng xốp... để rải rác khắp các đầu ngõ, trước cửa nhà, treo tường bao, gốc cây... chờ được thu gom, gây mất mỹ quan, mất vệ sinh môi trường nơi công cộng, hiện nay nhiều hộ trên địa bàn phường Tô Hiệu đã thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình.

Cán bộ Phòng TN&MT Thành phố hướng dẫn hộ dân phân loại CTRSH tại nguồn.

Từ năm 2023 đến nay, bà Nguyễn Thị Hoài Thu và nhiều hội viên Chi hội Phụ nữ tổ 7, phường Tô Hiệu, Thành phố đã thực hiện phân loại rác ngay tại nhà. Bà Thu chia sẻ: Gia đình phân loại riêng các hộp nhựa, lon bia, nước ngọt, giấy vụn, bìa cát tông, để đến chủ nhật hằng tuần nộp cho Câu lạc bộ thu gom phế liệu gây quỹ ủng hộ phụ nữ nghèo của tổ. Còn các loại rác khác bỏ vào thùng rác và hằng ngày mang ra cổng theo giờ quy định để công nhân Công ty cổ phần Dịch vụ và Môi trường đô thị thu gom.

Bà Lò Thị Hạnh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 7, phường Tô Hiệu, cho biết: Chi hội đã thành lập Câu lạc bộ thu gom phế liệu gây quỹ ủng hộ phụ nữ nghèo. Từ năm 2023 đến nay, câu lạc bộ đã thu gom, bản phế liệu được hơn 6 triệu đồng, hỗ trợ cho 5 hội viên nghèo và ủng hộ phường hỗ trợ các hộ thiệt hại do mưa lũ. Tuy nhiên, mô hình mới dừng ở việc thu gom phế liệu.

Hộ dân phường Tô Hiệu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Chia sẻ của bà Hạnh cũng là tình trạng chung của các hộ gia đình trên địa bàn phường Tô Hiệu hiện nay. Rác thải sinh hoạt được các hộ đổ chung vào thùng, bao, túi và được công nhân Xí nghiệp môi trường đi thu gom tập kết tại các điểm trung chuyển rác. Sau đó, rác thải được vận chuyển về Nhà máy xử lý rác Thành phố, tại xã Chiềng Ngần để phân loại. Từ đây, một phần rác thải được nghiền ủ làm phân compost, một phần chôn lấp, chưa có hình thức đốt rác phát điện.

Hiện nay, Xí nghiệp môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã và đang triển khai thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ngõ xóm trên địa bàn 7 phường, 1 xã, với khối lượng gần 70 tấn/ngày. Với 5 xã, Xí nghiệp Môi trường đô thị thu gom tại các điểm đặt thùng gom rác đẩy tay; với tần suất thu gom, vận chuyển rác hằng ngày tại xã Chiềng Ngần, Chiềng Xôm; 2 ngày/lần với 3 xã Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La.

Phân loại CTRSH trở thành tiêu chí bình xét gia đình văn hóa

Cán bộ phường Tô Hiệu tuyên truyền, hướng dẫn hộ dân thực hiện phân loại CTRSH tại nhà.

Triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, ngày 1/8/2024, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn 7 phường. Ông Vũ Văn Phúc, Phó Trưởng Phòng TN&MT Thành phố, cho biết: Từ năm 2021, Thành phố đã triển khai thí điểm Dự án “Phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn” nhưng công tác phân loại chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Thực hiện văn bản chỉ đạo của tỉnh, Thành phố, Phòng TN&MT đang phối hợp với Phòng Quản lý môi trường của Sở TN&MT xây dựng sổ tay, tờ rơi, tờ gấp về phân loại CTRSH tại nguồn để Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, các đơn vị chuyên môn cung cấp tài liệu tuyên truyền đến các tổ, bản, cơ quan, đơn vị và nhân dân để cùng thực hiện.

Thành phố tổ chức ký cam kết với các xã, phường, các tổ, bản và các hộ gia đình, cá nhân. Đưa nội dung phân loại CTRSH tại nguồn vào tiêu chí bình xét gia đình văn hóa; thực hiện biểu dương, nêu gương những tập thể, cá nhân, hộ gia đình làm tốt; thành lập các tổ giám sát, phản ánh kịp thời lên các tổ, bản để tổng hợp. 

Đối với Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La phối hợp với các phòng, ban đơn vị và các xã, phường lựa chọn các khu, tổ dân phố để làm điểm về công tác phân loại, thu gom rác thải; lựa chọn vị trí, phương án tập kết rác sau khi phân loại đối với từng địa bàn phường. Thống nhất rõ về thời gian, tuyến đường thu gom, địa điểm thu gom, tần suất thu gom, niêm yết, công khai tại nhà văn hoá phường và các tổ, bản, các cơ quan, đơn vị, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền trên các hệ thống thông tin đại chúng; xây dựng phí và xây dựng giá vào năm 2025.

Không phân loại CTRSH tại nguồn sẽ bị xử phạt hành chính

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, thông tin: Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Theo Nghị định, phân loại CTRSH là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình. Đến thời điểm đó, nếu cá nhân, hộ gia đình không thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 - 1.000.000 đồng; xử phạt 100.000 - 150.000 đồng khi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng; phạt từ 1 - 2 triệu đồng nếu vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao, hồ, sông, suối.

Rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn được bỏ chung vào các bao, túi đem đến các điểm tập kết tại xã Chiềng Cọ.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, phạt cảnh cáo nếu không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng; phạt từ 2-4 triệu đồng vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường khi tham gia giao thông; phạt từ 10-15 triệu đồng không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình cận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.

Đối với khu công viên, khu vui chơi giải trí… bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng, nếu vi phạm 1 trong các hành vi: Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định; không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý; không bố trí nguồn nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý, không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường kiểm tra, giám sát theo quy định.

Với lộ trình, giải pháp cụ thể phân công, giao nhiệm vụ theo phương châm rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, tin rằng mô hình phân loại CTRSH tại nguồn sẽ sớm đạt mục tiêu, kế hoạch theo lộ trình, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững.

Minh Thu - Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.