Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng thường chịu ảnh hưởng của các dạng thiên tai, như lũ, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng, hạn hán, sương muối... Nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Sơn La đã ban hành chương trình hành động và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện, trọng tâm là các lĩnh vực và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, như: Tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y tế, người nghèo, phụ nữ, người già, trẻ em, cộng đồng dân tộc thiểu số.

Quan trắc môi trường không khí tại cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân đã nâng cao nhận thức về BĐKH. Thể chế, chính sách về ứng phó BĐKH từng bước được xây dựng, hoàn thiện. Nguồn lực và các điều kiện cơ bản để ứng phó BĐKH bước đầu được chú trọng.

Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát tại 38 sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh cho thấy, thực trạng thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, cán bộ chuyên trách về BĐKH và đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng; hạn chế trong công tác truyền thông và nâng cao nhận thức về BĐKH; chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, nghiên cứu khoa học và công nghệ thích ứng BĐKH; chưa tổng kết và nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH phù hợp với cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về BĐKH ở địa phương còn nhiều vướng mắc, đội ngũ cán bộ chưa có kinh nghiệm, kỹ năng về ứng phó với BĐKH và công tác phòng chống thiên tai.

Trước thực tế đó, năm 2021, Phòng Quản lý Môi trường đã tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh ban hành Đề án nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về BĐKH trên toàn tỉnh, giai đoạn 2021-2030. Ông Cầm Bun Lộc, Phó Trưởng phòng Quản lý môi trường, thành viên nhóm nghiên cứu “Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về BĐKH tỉnh Sơn La”, chia sẻ: Nhóm nghiên cứu đã lập mẫu phiếu điều tra khảo sát trên 20 chỉ tiêu tương ứng với nhóm đối tượng là cán bộ các sở, ngành và cán bộ địa phương; gửi văn bản, gửi mẫu phiếu khảo sát tại 12 huyện, thành phố; điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, phỏng vấn tại 16 sở, 5 ban, 4 đoàn thể hội, 1 đài ngành KTTV. Rà soát các cơ chế hiện hành của tỉnh về công tác cán bộ quản lý nhà nước về BĐKH, xác định nhu cầu quản lý của địa phương về BĐKH...

Qua thời gian triển khai nghiên cứu, đánh giá, nhóm nghiên cứu xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước các cấp về BĐKH. Đó là: Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BĐKH; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực trong ứng phó với BĐKH; xây dựng tài liệu, sổ tay nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về BĐKH; tài liệu, hướng dẫn thích ứng BĐKH với các vùng dễ bị tổn thương. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực về BĐKH cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân trong tỉnh; đẩy mạnh phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về BĐKH các cấp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thông qua các hoạt động truyền thông BĐKH, nhân rộng các mô hình ứng phó với BĐKH đạt hiệu quả.

Đồng thời, nâng cao vai trò của MTTQ trong phản biện xã hội đối với các chính sách về ứng phó với BĐKH; hoàn thiện kế hoạch hành động đã ký kết giữa MTTQ với các cơ quan quản lý nhà nước về BĐKH. Tổ chức Đoàn các cấp nâng cao vai trò xung kích trong vận động thanh niên tham gia các phong trào bảo vệ môi trường ứng phó BĐKH, chủ động tham gia xây dựng phương pháp tiếp cận, đưa thông tin phù hợp về BĐKH tới cộng đồng. Khuyến khích các cấp hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh tham gia phong trào thi đua bảo vệ môi trường, thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong ứng phó BĐKH. Chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, tham gia phát hiện, xử lý, khắc phục các vi phạm môi trường và ứng phó có hiệu quả với BĐKH.

Cùng với đó, đưa công tác ứng phó BĐKH đến với mỗi hộ gia đình, thông qua việc đa dạng các hình thức tuyên truyền để người dân hiểu về đặc điểm, nguy cơ, thách thức, giải pháp ứng phó BĐKH. Hướng dẫn các hộ gia đình tự xác định, đánh giá, phân tích những rủi ro có thể xảy ra khi có thiên tai tại địa phương, những khả năng có thể sử dụng để các hộ tự lên kế hoạch, tự phân công công việc thực hiện và tự giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh phù hợp thực tiễn.

Với việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ “Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về BĐKH tỉnh Sơn La”, sẽ tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động, thu hút các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân cùng chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH, hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh - nhanh - bền vững.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Duy trì chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn

    Duy trì chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn

    Kinh tế -
    Nâng cao giá trị, khẳng định chất lượng hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, tỉnh ta đã đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng các chuỗi cung ứng mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm trong từng khâu, hướng đến mô hình nông nghiệp tăng trưởng xanh.
  • 'Những gương sáng trong xây dựng nông thôn mới Thuận Châu

    Những gương sáng trong xây dựng nông thôn mới Thuận Châu

    Kinh tế -
    Phong trào xây dựng nông thôn mới đã và đang mang đến những đổi thay tích cực cho huyện Thuận Châu. Thực hiện phong trào, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, từng bước làm thay đổi nhận thức và hành động của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
  • 'Nhiều chương trình hỗ trợ nông dân thoát nghèo bền vững

    Nhiều chương trình hỗ trợ nông dân thoát nghèo bền vững

    Kinh tế -
    Với 9.149 hội viên, sinh hoạt tại 99 chi hội. thời gian qua, Hội Nông dân huyện Bắc Yên đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho hội viên nông dân; tổ chức đào tạo nghề; tập huấn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao.
  • 'Tư vấn, kết nối việc làm cho người lao động

    Tư vấn, kết nối việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề; cung ứng lao động trong và ngoài nước; thông tin thị trường lao động. Đó là cách làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh giúp các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và với người lao động trong tỉnh tìm việc làm.
  • 'Sôi động du lịch Mộc Châu dịp cuối năm

    Sôi động du lịch Mộc Châu dịp cuối năm

    Du lịch -
    Cao nguyên Mộc Châu dịp cuối năm rực rỡ hơn với sắc màu của các loài hoa trên các triền đồi, những trái cây chín mọng đang vào mùa thu hoạch, cùng với các sản phẩm du lịch mới của các doanh nghiệp, đang thu hút ngày càng đông du khách đến tham quan, trải nghiệm.
  • 'Nâng cao cảnh giác, tránh sập bẫy lừa đảo trên mạng

    Nâng cao cảnh giác, tránh sập bẫy lừa đảo trên mạng

    An ninh trật tự -
    Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Phương thức thủ đoạn lừa đảo tinh vi, nhắm đến nhiều nhóm đối tượng; điểm chung của các vụ lừa đảo là chúng đánh vào tâm lý lo sợ, sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng để chiếm đoạt tài sản.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ mười, HĐND tỉnh khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ mười, HĐND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 5/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, đã khai mạc Kỳ họp thứ mười. Các đồng chí: Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ tọa và điều hành kỳ họp.
  • 'Cải cách thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

    Cải cách thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

    Cải cách hành chính -
    Cải cách thể chế là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính. Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, toàn diện công tác cải cách thể chế; trong đó, tập trung rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn.
  • 'Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xây dựng Đảng -
    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Khắc ghi lời Bác dạy, những năm qua, Thành đoàn Sơn La luôn quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi; xây dựng thế hệ trẻ có ước mơ, hoài bão, lý tưởng và khát vọng cống hiến.