Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.

Giọng nữ
Ban quản lý bản Biên, xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu kiểm tra diện tích rừng đầu nguồn.

Ông Lường Văn Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Lầu, thông tin: Ngoài việc tuyên truyền, vận động bà con tích cực thâm canh 408 ha lúa ruộng 2 vụ, 1.250 ha cây cà phê, 7 ha cây ăn quả, xã tập trung quản lý, bảo vệ tốt 7.068 ha rừng. Trung bình mỗi năm có gần 4.500 ha đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường và được chi trả hơn 700 triệu đồng dịch vụ môi trường rừng. Từ nguồn kinh phí này, giúp xã nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới.

Nhằm sử dụng hiệu quả, đúng quy định tiền dịch vụ môi trường rừng, xã đã tăng cường phối hợp với Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, Hạt Kiểm lâm huyện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, quy định về quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng cho ban quản lý các bản và chủ rừng. Đồng thời, chỉ đạo ban quản lý các bản xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, bảo đảm hiệu quả, công khai nguồn kinh phí, phục vụ trực tiếp đời sống, sản xuất của nhân dân. Từ nguồn dịch vụ môi trường rừng, hằng năm, chủ rừng là các cộng đồng bản đã củng cố các tổ bảo vệ, PCCCR, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị phục vụ tuần tra bảo vệ và PCCCR. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, người dân đã nhận thức rõ trách nhiệm trong thực hiện quy định về bảo vệ, PCCCR; các tổ, đội quần chúng được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, dụng cụ tuần tra canh gác rừng.

Từ năm 2019 đến nay, xã được chi trả gần 3,6 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Trong đó, đã đầu tư gần 1,5 tỷ đồng xây dựng hàng chục công trình đường giao thông nông thôn, đường lên khu sản xuất; công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, hệ thống điện chiếu sáng, nhà văn hóa, sân thể thao các bản. Đồng thời, chi gần 1,8 tỷ đồng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, mua cây giống trồng rừng và hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuyến mương tại bản Biên, xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, được xây dựng từ nguồn dịch vụ môi trường rừng.

Bản Biên có 214 hộ, sản xuất 37 ha lúa ruộng, 97 ha cây cà phê và quản lý 356 ha rừng. Những năm trước đây, ở bản có 5 ha lúa ruộng chỉ sản xuất được một vụ và 52 hộ thường xuyên thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Dẫn chúng tôi theo con đường bê tông ngược dốc lên kiểm tra tuyến mương Huội Khoang dài 600 m được bê tông kiên cố, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Quàng Văn Hậu chia sẻ: Nhờ có tiền dịch vụ môi trường rừng, bản đã xây dựng tuyến mương và một bể chứa nước, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt của 52 hộ và cấp nước cho 5 ha ruộng sản xuất được 2 vụ.

Với việc quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, trong 5 năm qua, mỗi năm chủ rừng là cộng đồng bản Biên được chi trả từ 40 đến 80 triệu đồng dịch vụ môi trường rừng. Cùng với nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, bản đã trích gần 210 triệu đồng làm đường bê tông nội bản, liên bản, đường ra khu sản xuất, xây dựng công trình thủy lợi, nhà văn hóa, mua cây giống trồng rừng và chi cho tổ bảo vệ, PCCCR, nên nhiều năm qua ở bản không có tình trạng phá rừng làm nương, không để xảy ra cháy rừng.

Ông Lường Văn Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết thêm: Mặc dù là xã có diện tích cà phê rất lớn, những năm gần đây giá cà phê liên tục tăng cao, nhưng chính quyền xã quán triệt đến từng bản quy định về Luật Lâm nghiệp; vận động bà con ổn định diện tích đất sản xuất, không xâm lấn vào đất quy hoạch lâm nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, nghiên cứu, xây dựng một số mô hình kinh tế dưới tán rừng, như trồng cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc. Đặc biệt, chính quyền xã đang xây dựng kế hoạch tiếp tục hỗ trợ từ nguồn dịch vụ môi trường rừng, mở rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng ở bản Huổi Kép, Sa Hòn ra các bản có điều kiện phát triển, tạo thêm việc làm, thu nhập và đa dạng sản phẩm từ kinh tế rừng.

Bài, ảnh: Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.