Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Giai đoạn 2021-2025, huyện Quỳnh Nhai tập trung triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn vốn từ các chương trình đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, thay đổi cuộc sống của bà con nơi đây.

Giọng nữ
Cơ sở vật chất giáo dục xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai được đầu tư khang trang

Ông Lò Thanh Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Quỳnh Nhai đã bố trí phân bổ cho các dự án, tiểu dự án bao trùm ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục. Trong đó, chú trọng triển khai các mô hình sản xuất tạo sinh kế giảm nghèo bền vững, đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, công trình nước sinh hoạt, thủy lợi... Đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất của nhân dân, tạo động lực phát triển kinh tế của huyện.

Từ năm 2021 đến nay, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai 10 dự án của chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với tổng vốn giao trên 187,3 tỷ đồng, đã giải ngân gần 157,6 tỷ đồng, triển khai các mô hình chăn nuôi; trồng cà phê; trồng dược liệu; giải quyết việc làm; hỗ trợ thiết chế văn hóa, xây dựng các đội văn nghệ, câu lạc bộ giữ gìn bản sắc dân tộc tại các xã vùng khó khăn. Mở 5 lớp xóa mù chữ cho gần 200 học viên tại xã Chiềng Khay, Mường Sại, Nặm Ét; mở 20 lớp dạy nghề cho 685 người dân tộc thiểu số, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm trên địa bàn huyện đạt trên 90%.

Ông La Văn Luân, Trưởng phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Quỳnh Nhai, thông tin: Phòng đã phối hợp với các địa phương rà soát, tham mưu triển khai các dự án phù hợp nhu cầu của bà con. Trong đó, tập trung thực hiện các dự án phát triển sinh kế, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, công tác truyền thông, phát triển giáo dục nghề nghiệp, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhóm dân tộc thiểu số ít người, nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.

Đường giao thông nội bản tại xã Chiềng Khay được bê tông hóa.

Năm 2025, huyện Quỳnh Nhai được giao tổng nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp hơn 100 tỷ đồng. Huyện đã tập trung triển khai các dự án chuyển nguồn từ năm 2024 và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi, đa dạng hóa sinh kế, cải thiện dinh dưỡng, đào tạo nghề, truyền thông về giảm nghèo đa chiều, xây dựng hạ tầng nông thôn... Hiện nay, tỷ lệ giải ngân chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 40,56%; Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt 36,84%.

Ông Là Văn Thuông, Chủ tịch UBND xã Nặm Ét, cho biết: Từ năm 2021 đến nay, xã đã được đầu tư hơn 10 tỷ đồng từ các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ triển khai các mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả, nuôi cá lồng, hỗ trợ vật tư nông nghiệp; duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng các tuyến đường giao thông; hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em... Các dự án sau triển khai đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và giúp xã Nặm Ét đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2024.

Mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng ở xã Cà Nàng.

Nguồn vốn từ các chương trình MTQG đã tạo “đòn bẩy” để huyện Quỳnh Nhai thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,4% (năm 2021) xuống còn 3,7% (cuối năm 2024); 100% xã trên địa bàn huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Quỳnh Nhai đạt 4/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, nâng cao đời sống, sản xuất của nhân dân theo hướng ngày càng ổn định và thay đổi diện mạo nông thôn vùng đất bên sông Đà.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Kinh tế -
    Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, phát triển các nguồn năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.
  • '“Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    “Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    Khoa Giáo -
    Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, giúp nhân dân được tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 'Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Quyết tâm đẩy lùi ma túy, xã Chiềng San, huyện Mường La, đã triển khai các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế để chuyển hóa, xây dựng các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy trong cộng đồng.
  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.