Đào tạo nghề đáp ứng thị trường lao động

Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh ta chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện, cấp xã và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp, góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ.

Giọng nữ
Lớp kỹ thuật hàn tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Sơn La.

Ông Nguyễn Duy Dũng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: Những năm qua, tỉnh ta đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng, gắn với yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường lao động. Kiện toàn mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 trường có chức năng giáo dục nghề, là: Trường Cao đẳng Sơn La, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Sơn La. Các cơ sở đào tạo nghề đã quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Tiêu biểu, như Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Sơn La, luôn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành, hoạt động dạy và học, công tác kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng và nghiên cứu khoa học. Mỗi năm, nhà trường đào tạo khoảng 2.000 học viên với các ngành nghề công nghệ ô tô, điện công nghiệp, điện dân dụng, công nghệ thông tin... Nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã xây dựng chương trình, nội dung đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. 100% các nghề đã được xây dựng chương trình đào tạo mới theo hướng mở và nâng cao kỹ năng thực hành nghề; 100% các module, môn học được biên soạn giáo trình theo hướng cập nhật phù hợp thực tiễn sản xuất, bám sát nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và hội nhập quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Sơn La, cho biết: Nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh, giảng dạy và một số hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác. Giảng viên, giáo viên tích cực, chủ động trong việc xây dựng bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy, cập nhật chương trình, giáo trình bổ sung vào kho tư liệu số của nhà trường. Đến nay, 80% bài giảng của giáo viên được ứng dụng công nghệ thông tin; nhờ đó, chất lượng giảng dạy được nâng cao, khả năng sáng tạo được phát huy. Đồng thời, nhà trường chú trọng cải tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo.

Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt trên 61%; tỷ lệ lao động đào tạo được cấp văn bằng, chứng chỉ trên 26%. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 75%; trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; thu hút khoảng 50% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Sơn La trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2045, một số ngành, nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng tay nghề cao của các nước trong khu vực.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Sơn La tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Sơn La năm 2024.

Để đạt mục tiêu trên, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh khảo sát, điều tra, dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh đặc biệt đối với các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ; khai thác hiệu quả dữ liệu, thông tin thị trường lao động. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp... Đồng thời, thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông, thu hút vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, người dạy nghề cho các ngành, nghề trọng điểm; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng, một số ngành nghề đào tạo tiếp cận chuẩn của các nước trong khu vực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số và đổi mới phương thức đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, đã góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề từng bước đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.