Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đà Nẵng nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19-6-2024 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, ngày 30-7-2024, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1654/QĐ-UBND về kế hoạch phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố trong năm 2025”. Trên tinh thần đó, toàn hệ thống chính trị vào cuộc, chung tay triển khai các chính sách hỗ trợ, giúp xây mới và sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công cách mạng, góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố.

Phối cảnh Chung cư nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn (ảnh nhỏ)và các đơn vị thi công đang tăng tốc hoàn thiện. Ảnh: LAM PHƯƠNG
Phối cảnh Chung cư nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn (ảnh nhỏ) và các đơn vị thi công đang tăng tốc hoàn thiện. Ảnh: LAM PHƯƠNG

Bài 1: Chăm lo nhà ở cho gia đình chính sách, người có công

Thực hiện chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025”, thành phố tập trung hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho người có công cách mạng. Đà Nẵng là địa phương tiên phong trên cả nước xây dựng chung cư xã hội cho người có công cách mạng, góp phần nâng cao đời sống cho đối tượng này.

Niềm vui trong ngôi nhà mới

Trong không khí tươi vui những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi đến thăm ngôi nhà mới của ông Lê Đức Tường (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ). Ông Tường là con liệt sĩ Lê Trinh, sống cùng mẹ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Trinh. Dẫn chúng tôi đi một vòng căn nhà, ông Tường cho biết, năm 2004, gia đình từng được hỗ trợ miễn, giảm tiền sử dụng đất 22 triệu đồng. Giữa năm 2024, gia đình trình bày ý nguyện sửa chữa nhà với địa phương và nhanh chóng được hỗ trợ 30 triệu đồng. Với số tiền đó, ông Tường sơn sửa lại tường nhà, mái tôn, xây thêm phòng thờ để đặt bàn thờ gia đình. “Từ khi có nhà mới, nhất có nơi bố trí bàn thờ ổn định, gia đình tôi mừng lắm vì có nơi thờ cúng hai liệt sĩ là cha và chị gái tươm tất, chu đáo. Cảm ơn chính quyền các cấp đã giúp mong mỏi lâu nay của gia đình tôi được vẹn tròn”, ông Tường chia sẻ.

Rời nhà ông Tường, chúng tôi đến thăm nhà thương binh Đặng Văn Sáu (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Trong căn nhà 3 tầng khang trang, ông Sáu cười tươi nói: “Có nhà mới rộng rãi, Tết này các con, cháu ở xa tề tựu về đây, đón Tết cùng vợ chồng tôi. Từ nay gia đình tôi đã có nơi an cư lạc nghiệp đúng như mong ước. Cảm ơn Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền thành phố đã quan tâm, hỗ trợ gia đình tôi có nơi ở ổn định”.

Trường hợp ông Lê Quý Vàng, thương binh 4/4 (phường An Khê, quận Thanh Khê) có phần đặc biệt hơn. Trong ngôi nhà 3 tầng còn thơm mùi sơn mới, ông Vàng không giấu được niềm vui vì từ nay không còn lo lắng mỗi khi mưa bão. Chị Lê Thị Quý Ngà (con gái ông Vàng) kể: “Ngôi nhà cấp 4 xây dựng lâu năm, xuống cấp trầm trọng, tường nứt, mái thấm dột, tiềm ẩn nguy hiểm mỗi mùa mưa bão. Trong khi đó, cả gia đình 10 người sinh sống, không đáp ứng nhu cầu cho các thành viên”.

Trước tình hình đó, đầu năm 2024, gia đình ông Vàng bày tỏ nguyện vọng xây nhà mới, được UBND phường An Khê hết lòng hỗ trợ. Ngoài khoản hỗ trợ xây nhà mới theo quy định chung là 60 triệu đồng, UBND phường An Khê vận động Lữ đoàn 88 (Binh chủng Hóa học) hỗ trợ thêm 80 triệu đồng, Đoàn Thanh niên phường hỗ trợ 10 triệu đồng giúp ông Vàng xây nhà mới. Vừa qua, ngôi nhà được khánh thành, bàn giao đúng hạn, mang đến niềm vui cho cả gia đình. Ngôi nhà có tổng diện tích sàn 180m2, gồm 1 phòng khách, 1 phòng thờ và 5 phòng ngủ, bảo đảm điều kiện sống, sinh hoạt cho các thành viên.

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Đăng Hoàng cho biết, trong năm 2024, toàn thành phố có 496 hộ người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở, trong đó có 73 nhà xây mới, 423 nhà sửa chữa, tổng kinh phí 17,07 tỷ đồng. Trước đó, năm 2023, thành phố hỗ trợ xây mới 128 nhà, sửa chữa 442 nhà cho người có công với cách mạng, tổng kinh phí hơn 22,4 tỷ đồng.

Bên cạnh hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà ở cho người có công cách mạng, thành phố còn hỗ trợ miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố. Đơn cử, năm 2003, ông Lê Văn Minh (thương binh 1/4, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) được UBND thành phố hỗ trợ tiền sử dụng đất gần 71 triệu đồng. Thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2023, thành phố hỗ trợ tiền sử dụng đất theo Nghị quyết số 132/2017/NQ-HĐND của HĐND thành phố cho 33 trường hợp, tổng số tiền 1,396 tỷ đồng. Năm 2024, sở tiếp tục báo cáo UBND thành phố thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công cách mạng theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30-12-2021 của Chính phủ.

 

Hộ bà Hồ Thị Ngữ (thứ 4, bên trái sang) trong ngày được bàn giao căn nhà đại đoàn kết. Ảnh: NHẬT HẠ
Hộ bà Hồ Thị Ngữ (thứ 4, bên trái sang) trong ngày được bàn giao căn nhà đại đoàn kết. Ảnh: NHẬT HẠ

Xây chung cư cho người có công

Bên cạnh hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho người có công, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trên cả nước đầu tư xây dựng chung cư xã hội cho người có công cách mạng từ ngân sách nhà nước. Tháng 12-2020, UBND thành phố ban hành đề án Xây dựng các khu chung cư xã hội bố trí cho gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu xây dựng 400 căn hộ chung cư cho người có công, tổng kinh phí đầu tư 400 tỷ đồng.

Theo đề án, trong giai đoạn 1 (2020-2024), thành phố đầu tư xây dựng hoàn thành chung cư cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên (quận Ngũ Hành Sơn) với số lượng 209 căn hộ để ưu tiên bố trí cho các hộ gia đình người có công cách mạng gặp khó khăn về nhà ở. Trong giai đoạn 2 (2023-2025), thành phố tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng một số căn hộ tại khu vực quận Hải Châu hoặc Thanh Khê. Giai đoạn 3 (2024-2025), đầu tư xây dựng số căn hộ còn lại tại khu đất đường Trương Vĩnh Ký (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang).

Cuối năm 2022, thành phố khởi công xây dựng chung cư xã hội đầu tiên cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên. Sau hơn 2 năm xây dựng, đến nay, công trình cơ bản hoàn thiện. Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, đây là dự án đầu tiên trong đề án Xây dựng các khu chung cư nhà ở xã hội bố trí cho gia đình có công cách mạng khó khăn về nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025.

Chung cư có 209 căn hộ, diện tích từ 65mđến 77m2/căn hộ, được bố trí thang máy, có kiến trúc hiện đại, cơ sở hạ tầng, không gian sống đồng bộ cùng nhiều công năng tiện lợi nhằm hỗ trợ cho các gia đình có công cách mạng khó khăn về nhà ở. Theo đại diện Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Ngũ Hành Sơn, toàn quận có khoảng 65 hộ người có công đang ở nhà thuê, ở nhờ nhà người thân. Tương tự, tại các quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, huyện Hòa Vang, nhiều hộ người có công đang ở nhà có diện tích nhỏ, đông nhân khẩu, nhiều thế hệ cùng sinh sống, không bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu và diện tích bình quân dưới 10m2 sàn/người.

Để có căn cứ xét chọn, bố trí cho hộ người có công thuê chung cư, UBND thành phố ban hành văn bản về bố trí thuê chung cư xã hội đối với người có công với cách mạng trên tinh thần bố trí đúng người, đúng hoàn cảnh, không bỏ sót đối tượng. Đại diện Sở Xây dựng cho biết, dự kiến trong tháng 2-2025 dự án chung cư cho người có công tại đường Vũ Mộng Nguyên chính thức hoàn thiện.

Sau khi hoàn thiện, Sở Xây dựng tính toán giá cho thuê trình UBND thành phố phê duyệt; phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành thông báo về hồ sơ, thủ tục đăng ký thuê; đồng thời tiếp nhận đơn xin thuê của người có công. Trên cơ sở đó tổ chức xác minh hoàn cảnh, tổng hợp báo cáo hội đồng xét duyệt chung cư nhà ở xã hội thành phố trình UBND thành phố xem xét, quyết định bố trí cho các hộ đủ điều kiện thuê ở. Qua đó, giúp các hộ gặp khó khăn về nhà ở ổn định cuộc sống, bảo đảm mục tiêu hộ người có công có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống dân cư trên địa bàn cư trú, góp phần thực hiện mục tiêu không để ai phải ở nhà tạm, nhà dột nát.

Theo Báo Đà Nẵng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng và thụ hưởng thành quả nông thôn mới, từ đó, tình nguyện, tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Xã hội -
    Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
  • 'Huấn luyện chiến sĩ mới

    Huấn luyện chiến sĩ mới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, sức khỏe bền bỉ, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  • 'Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Xã hội -
    Sơn La được biết đến là thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, với hơn 21.400 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả/năm. Cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, câu chuyện xử lý chất thải trong quá trình sơ chế quả cà phê là mối quan tâm của các cấp, ngành, địa phương.
  • 'Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Làm gì để Việt Nam vươn mình, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, với những cột mốc lịch sử vào năm 2030 và 2045, vừa là khát vọng của mọi công dân Việt Nam chân chính vừa là trăn trở, tâm huyết trong việc tìm cách tạo thế và lực để đất nước bứt phá, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Nhưng đó cũng là sự ngờ vực, ganh tị, hậm hực của một số kẻ có tư duy lệch lạc, vẫn nặng tư tưởng hằn học, thù địch...
  • 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Xã hội -
    Giúp phụ nữ khởi nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (nay là Ban công tác Phụ nữ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, liên kết chị em cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • 'Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Thời sự - Chính trị -
    Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ ngày 1/7, các tỉnh, thành phố chính thức sáp nhập và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Sự thay đổi lớn trong công cuộc sắp xếp bộ máy sẽ dôi dư một số cán bộ ở nhiều lĩnh vực.