Cung đường kết nối về vùng cao Mai Sơn

Các xã vùng cao Phiêng Cằm, Chiềng Nơi của huyện Mai Sơn có địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt bởi những dãy núi cao, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Do vậy, phát triển hạ tầng giao thông liên vùng, liên xã đến các vùng cao được tỉnh, huyện Mai Sơn ưu tiên đầu tư, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao thương hàng hóa.

Giọng nữ

Từ trung tâm xã Nà Ớt, theo tỉnh lộ 113 chúng tôi bắt đầu di chuyển lên các xã vùng cao của huyện Mai Sơn, tuyến đường được khánh thành từ năm 2019 đến nay đã được 5 năm, có những đoạn bị sạt lở do địa hình, thời tiết mưa lũ, thiên tai gây ra nhưng đã được sửa chữa kịp thời, làm cho chiếc xe gầm thấp của chúng tôi vẫn đạt tốc độ, len lỏi qua các dãy núi cao uốn lượn quanh co.

Đi cùng chúng tôi, anh Sồng A Chia, bản Huổi Thùng, xã Phiêng Cằm nói: Đường đi được như bây giờ là chúng tôi hạnh phúc lắm rồi, đi ô tô, xe máy chỉ mất khoảng 30 – 40 phút là tới trung tâm xã Phiêng Cằm. Ngày trước thấy khổ lắm, đoạn đường có 30 km thôi nhưng mặt đường toàn “ổ trâu, ổ voi”, tạo thành rãnh hố sâu khó đi, phải đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về đến nhà, hàng hóa vận chuyển lên cũng khó khăn, lên được đến nơi thì giá cả gấp 3-4 lần so với các xã vùng thấp nên cái gì cũng thấy thiếu, đời sống của nhân dân đã khó khăn lại càng khó khăn. Từ khi có đường, mùa thu hoạch cà phê, xe vào ra vận chuyển hàng hóa cả ngày, đêm. 

Tỉnh lộ 113, đường lên xã Phiêng Cằm - Chiềng Nơi được đầu tư mở rộng.

Phiêng Cằm hôm nay như khoác trên mình áo mới. Những con đường nội bản, liên bản được bê tông hóa; thương mại dịch vụ phát triển; những ngôi nhà xây kiên cố mọc lên ngày càng nhiều; những đồi chè, cà phê, vườn cam xanh tốt trải dài, tạo nên sự sầm uất, phát triển của xã vùng cao.

Tại trụ sở xã, đồng chí Cầm Văn Bun, Chủ tịch UBND xã Phiêng Cằm, cho biết: Xã có 19 bản, gần 1.500 hộ, trên 7.500 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc: Mông, Khơ Mú, Thái, Dao, Kinh cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 58%. Những năm trước, giao thông đi lại khó khăn, hàng hóa nông sản làm ra không tiêu thu được, sản xuất nông nghiệp vốn đã manh mún lại càng không phát triển được; tỷ lệ hộ nghèo lên tới 86%.

Chủ tịch UBND xã Phiêng Cằm, cho biết thêm: Tuyến tỉnh lộ 113 đoạn Phiêng Cằm – Chiềng Nơi – Mường Chanh dài gần 80 km, được xây dựng với quy mô đường giao thông cấp 3 miền núi. Năm 2019, tuyến đường lên các xã vùng cao này hoàn thành đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, hàng hóa được thông thương, giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ, từ đó việc sử dụng và lồng ghép các nguồn vốn rất có hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm của xã được đầu tư xây dựng; nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, tích cực chuyển đổi cây trồng, biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế; trẻ em đi học thuận tiện, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng từng bước được nâng cao. Hiện nay, xã đạt 10/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Cô giáo Phạm Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Phiêng Cằm, là giáo viên có thâm liên công tác ở đây gần 15 năm. Cô Hảo, nhớ lại: Ngày chưa có đường, mỗi khi vào trường chúng tôi phải đi từng tốp vài người để hỗ trợ lẫn nhau lúc xe hỏng; khi trời nắng thì cát bụi không nhìn thấy lối đi, mùa mưa trơn trượt, bánh xe phải quấn xích để tăng độ bám đường, nhiều đoạn chúng tôi phải giúp nhau đẩy xe... Bây giờ có đường rồi, việc đi lại đã thuận tiện hơn trước nhiều, chúng tôi đã yên tâm công tác hơn.

Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS Phiêng Cằm được đầu tư xây dựng.

Ông Sùng A Vạng, Bí thư, Trưởng bản Nong Tầu Mông, nói: Bản có 79 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Từ ngày có đường giao thông thuận tiện, người dân đã tích cực chuyển đổi cây trồng, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất, đem lại thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững. Người dân trong bản đang trồng 30 ha cây cà phê, 3 ha cam Vinh, 3 ha cây chè, cùng với đó gieo trồng hơn 100 ha sắn, 50 ha ngô, chăn nuôi gần 200 con trâu, bò và trên 3.000 con gia cầm. Thu nhập bình quân đầu người của bản đạt trên 25 triệu đồng/người/năm.

Người dân bản Nong Tầu Mông chăm sóc vườn cam.

Rời Phiêng Cằm, tiếp tục di chuyển thêm 20 km trên tỉnh lộ 113, sau gần 30 phút chúng tôi đến trung tâm xã Chiềng Nơi. Ông Mùa A Sồng, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Nơi, thông tin: Nhờ có tuyến giao thông quan trọng này mà xã không còn bị “cô lập” như trước nữa. Bây giờ, đường đã được mở rộng, trải nhựa đi ra tận thành phố Sơn La và trung tâm huyện rất thuận tiện, giảm được thời gian và chi phí đi lại, vận chuyển. Đường được mở rộng đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh, khai thác thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%/năm. 

Từ năm 2023 đến nay, toàn xã Chiềng Nơi đã có 10 tuyến đường nội bản, liên bản với chiều dài 6,8 km được bê tông hóa. Điện, đường, trường, trạm của xã từng bước được đầu tư xây dựng. Xã đạt 9/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Nhờ giao thông thuận tiện, nên 1.000 ha cây cà phê, gần 1.100 ha sắn, ngô, 10 ha rau màu; đàn gia súc gần 5.000 con, trên 30.000 con gia cầm có cơ hội tiêu thụ tốt hơn, giá cả ổn định hơn. 

Đường liên bản Nhụng Dưới - bản Bằng Ban, xã Chiềng Nơi được bê tông hóa.
Nhân dân bản Pá Hốc, xã Chiềng Nơi chăm sóc cây cà phê.

Từ khi tỉnh lộ 113 được nâng cấp, mở rộng nhân dân xã Chiềng Nơi có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Ông Giàng A Dia, bản Pá Hốc, chia sẻ: Nhà tôi trồng gần 3 ha cây cà phê từ năm 2014. Từ ngày có đường kiên cố, gia đình tôi đã mua xe ô tô, đến mùa thu hoạch không còn lo vận chuyển và không còn lo thương lái ép giá nữa. Cứ thu hoạch đến đâu là chúng tôi lại tự vận chuyển về bán cho Nhà máy cà phê Sơn La ở bản Xa Căn, xã Mường Bon. Vụ cà phê năm 2024, doanh thu đạt hơn 800 triệu đồng, cao hơn trước rất nhiều.

Chia tay Chiềng Nơi, Phiêng Cằm khi ánh nắng tắt dần sau dãy núi. Trên sườn đồi, người dân trở về sau một ngày chăm sóc cà phê. Ánh đèn xe máy nối đuôi nhau trên đường về bản. Con đường nhựa Chiềng Nơi – Mường Chanh, nối dài thêm ánh đèn rực sáng, làm cho vùng cao thêm sức sống mới, nhân dân có cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thành phố Sơn La triển khai sơn kẻ vạch trên các tuyến đường

    Thành phố Sơn La triển khai sơn kẻ vạch trên các tuyến đường

    Thành phố Sơn La -
    Đảm bảo an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trên địa bàn thành phố năm 2025, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, từ đầu tháng 5, thành phố Sơn La đã đầu tư thực hiện Dự án sơn kẻ vạch, gờ giảm tốc các tuyến đường giao thông trên địa bàn. 
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 12/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo, gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
  • 'Tôn vinh nghề điều dưỡng

    Tôn vinh nghề điều dưỡng

    Sức khỏe -
    Điều dưỡng viên không chỉ hỗ trợ đắc lực bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, mà còn là cầu nối giữa cơ sở khám chữa bệnh với bệnh nhân. Cùng với tình yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, họ còn nhẫn nại, lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân. Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 là dịp để xã hội tôn vinh đội ngũ điều dưỡng - những người đã và đang góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
  • 'Họp Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU ngày 4/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

    Họp Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU ngày 4/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 12/5, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu xây dựng Đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố; thành lập Đảng bộ cấp xã trực thuộc Tỉnh ủy; sắp xếp, tinh gọn cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ tỉnh đến cơ sở (Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU), đã chủ trì cuộc họp.
  • 'Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng

    Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng

    Sức khỏe -
    Ngày 12/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5/1965 - 12/5/2025); trao giải Cuộc thi “Sáng tạo góc truyền thông Giáo dục sức khỏe” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường sau có cường độ ổn định và suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ thay đổi. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng.
  • 'Đẩy nhanh tiến độ đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài

    Đẩy nhanh tiến độ đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 12/5, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2025. Tham dự có đại diện các sở, ngành của tỉnh.
  • 'Nghị quyết số 480/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 480/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu HĐND đã quyết nghị thông qua Nghị quyết số 480/NQ-HĐND về việc gia hạn thời gian bố trí vốn thực hiện dự án sang năm 2025 đối với 3 dự án sử dụng ngân sách Trung ương không đáp ứng thời gian bố trí theo quy định tại Điều 57, Luật Đầu tư công năm 2024.