An cư, lạc nghiệp

Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.

Giọng nữ
Cán bộ xã Chiềng On, huyện Yên Châu kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.  

Triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, huyện Yên Châu đã rà soát, lập danh sách các hộ nghèo, gia đình khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó, ưu tiên gia đình người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, cận nghèo, người già neo đơn không nơi nương tựa và các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Qua rà soát, năm 2025, toàn huyện có 8 hộ là người có công với cách mạng, 51 hộ nghèo và 12 hộ cận nghèo, tại 13 xã, thị trấn đang sống trong nhà tạm, nhà dột nát cần được xây mới. Tổng kinh phí dự kiến để hỗ trợ xây nhà cho các hộ là 4 tỷ 260 triệu đồng.

Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Châu đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và các tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc xóa nhà tạm tại các xã. Chỉ đạo các đơn vị, xã, thị trấn đề xuất các phương án huy động mọi nguồn lực hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc thi công xây dựng nhà ở, đảm bảo chất lượng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với chính quyền địa phương để rà soát, phân loại, lựa chọn đúng người, đúng đối tượng cần hỗ trợ xây nhà, đảm bảo việc thực hiện đúng mục tiêu và hiệu quả.

Hộ nghèo xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu được hỗ trợ xây nhà mới.

Các xã đã phân công cán bộ phụ trách từng hộ gia đình, trực tiếp gặp gỡ để thống nhất việc xây dựng nhà ở và theo dõi, giám sát chặt chẽ, theo phương châm: Rõ người được hỗ trợ, rõ người phụ trách, rõ cách làm và rõ thời gian hoàn thành. Bên cạnh đó, các xã cũng tích cực vận động các tổ chức xã hội, đoàn thể và nhân dân cùng chung tay hỗ trợ vật tư, ngày công lao động hỗ trợ các hộ xây dựng nhà ở; tận dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, góp phần giảm chi phí xây dựng. Đối với những hộ nghèo gặp khó khăn về tài chính, ngoài nguồn hỗ trợ từ Nhà nước, các tổ chức đoàn thể còn phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn, giúp họ có thêm nguồn lực để xóa nhà tạm.

Nhờ có kế hoạch cụ thể và sự chung tay của chính quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và người dân, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Yên Châu đang được triển khai đúng tiến độ. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng và bàn giao 60 ngôi nhà; còn 11 căn nhà đang thi công. Đã có 5 xã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà, gồm: Chiềng Đông 7 nhà; Mường Lựm 2 nhà; Phiêng Khoài 9 nhà; Tú Nang 6 nhà và Chiềng Khoi 2 nhà. Huyện Yên Châu đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm trước ngày 30/4.

Những ngôi nhà mới, khang trang, kiên cố đang dần hoàn thiện, người dân có nơi ở mới để “an cư, lạc nghiệp”, có thêm nghị lực, hy vọng để vươn lên và thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương.

Bài, ảnh: Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa ổn định, suy yếu và biến tính dần, kết hợp hội tụ gió trên cao hoạt động yếu dần. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời rét. Trưa chiều trời nắng.
  • 'Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Ảnh -
    Lễ hội Hết Chá - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được nhân dân tổ dân phố Na Áng, phường Đông Sang, thị xã Mộc Châu, tổ chức vào dịp tháng 3 hằng năm. Đây là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của người Thái trắng; là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người ấm no, hạnh phúc. Lễ hội còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái, cùng nhau bước vào mùa vụ mới.
  • 'Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về các xã trên địa bàn tỉnh, dễ dàng nhận thấy diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay với những tuyến đường hoa, tuyến đường tự quản, mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp”, “Thu gom rác thải tái chế” hay những ngôi nhà “Mái ấm tình thương”… Những mô hình đó là minh chứng sinh động cho vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong việc hưởng ứng và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Văn hóa - Xã hội -
    Được tiếp thêm động lực và kiến thức cần thiết từ các lớp tập huấn, những hạt nhân văn nghệ quần chúng, các đội văn nghệ mẫu càng thêm hăng say luyện tập, đưa phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và bảo tồn văn hóa dân tộc. 
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế.