Quán cơm sinh viên: Báo động nỗi lo an toàn thực phẩm

Nằm ngay cạnh đường, thức ăn bày la liệt và không được che đậy, là những hình ảnh thường thấy tại các quán cơm sinh viên tại khu vực Trường Đại học Tây Bắc. Thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong các quán cơm sinh viên đang là vấn đề đáng quan tâm.

Thức ăn bày bán bên lề đường tại một quán cơm khu vực gần Trường Đại học Tây Bắc.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã thâm nhập thực tế tại khu vực Trường Đại học Tây Bắc, nằm trên địa bàn phường Quyết Tâm (Thành phố), là nơi tập trung nhiều quán cơm sinh viên. Chỉ tính riêng khu vực quanh trường có đến cả chục quán cơm sinh viên nằm rải rác từ Quốc lộ 6 đến bản Dửn. Chúng tôi ghé vào một quán cơm với tấm biển quảng cáo có tên “Cơm sinh viên” tại khu vực bản Dửn. Tại đây, hàng loạt các khay đựng thức ăn với đủ món được bày trên một chiếc bàn gỗ. Thoáng nhìn qua, các khay thức ăn có màu sắc rất bắt mắt, mùi gia vị bốc lên ngào ngạt. Chúng tôi gọi 2 suất cơm sinh viên, người chủ quán nhanh tay lấy 2 bát cơm đưa cho chúng tôi để lựa chọn thức ăn. Thấy món nem rán hấp dẫn nên tôi lựa chọn, tình cờ một bạn sinh viên đứng cạnh nói nhỏ “Nem từ hôm qua đấy bạn ơi”, tôi ngạc nhiên và tò mò khi thấy bạn sinh viên kia nói vậy. Để tìm hiểu rõ hơn về món nem rán này, tôi làm quen H (người sinh viên dấu tên) không ngần ngại, H nói “nếu quan sát kỹ sẽ thấy nem có màu hơi cháy, đấy không phải là do bị cháy trong quá trình rán mà là nem từ hôm qua còn, hôm nay họ rán lại để bán nên nem sẽ có màu đậm hơn, nếu lấy đũa chọc thử sẽ thấy nem cứng chứ không mềm như bình thường”. Quả thật khi ăn tôi thấy đúng như lời H nói, sợi miến trong nem đã bị cứng do được rán lại.

Tiếp tục vào một quán cơm khác cũng với tấm biển quảng cáo “Cơm sinh viên”, quan sát nhanh thấy các món ăn ở đây cũng giống như quán cơm chúng tôi vừa vào trước đó. Nhưng khu vực chế biến thức ăn của quán đặt ngay cạnh chỗ rửa bát và cống thoát nước. Quan sát quy trình chế biến các món ăn tại đây, tôi càng bất ngờ khi thấy chủ quán lấy ra một túi lớn đựng cá từ trong ngăn đá của tủ lạnh ra, không cần để dã đông, không cần rửa, người đàn ông nhanh tay đổ toàn bộ chỗ cá đông lạnh vào chảo dầu đã đổi màu đen. Sau đó, chủ quán bóc 2 gói bột màu vàng rắc vào chảo cá. Bát đĩa ở quán này chỉ được nhân viên rửa, tráng qua loa một lượt nước. Điều ngạc nhiên là việc chế biến diễn ra ngay trước mắt mọi người, nhưng dường như không mấy ai quan tâm, tất cả đều tập trung ăn một cách ngon lành.

Tìm hiểu thêm được biết, các quán cơm sinh viên đều được miễn phí nước canh, thế nên công nghệ chế biến nồi nước canh ở đây cũng hết sức đơn giản. Để có nồi canh lớn, chủ quán chỉ cần đổ ít nước vào một xoong lớn, đợi nước nóng lên cho ít muối, một ít mỡ lợn rồi cho rổ rau thái nhỏ vào. Để tăng lượng canh, chủ quán đổ thêm vài ca nước lạnh, cho thêm nước nóng, thế là xong nồi canh.

Qua lời giới thiệu của một người bạn, chúng tôi gặp Lò Văn Tuấn, là sinh viên năm thứ hai của Trường Đại học Tây Bắc, Tuấn chia sẻ: Trước đây, do ở một mình nên em không nấu cơm mà ăn cơm tại các quán cơm sinh viên gần khu vực trường. Nhưng thấy việc chế biến ngày càng mất vệ sinh và nhiều lần ăn ở các quán cơm bị đau bụng nên em đã tự nấu ăn.

Tìm hiểu về nguồn gốc cung cấp thực phẩm cho các quán, theo phản ảnh của người dân ở đây: Hằng ngày có người chở thịt gà làm sẵn, thịt lợn, thịt bò, cá đông lạnh... tất cả được đựng trong những túi nilông đen lớn, không có dấu kiểm dịch, có những hôm thực phẩm chở qua bốc mùi rất khó chịu... Giá một xuất cơm sinh viên giao động từ khoảng 20.000 đến 25.000 đồng, đây là một mức giá phù hợp với các bạn sinh viên, người lao động nên thu hút một lượng lớn học sinh, sinh viên đến ăn, dù vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở đây chưa được coi trọng.

Có thể thấy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay ở các quán cơm sinh viên đang là vấn đề đáng báo động. Rất mong các ngành chức năng vào cuộc; tăng cường kiểm tra, có biện pháp xử lý đối với các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao sức khỏe cho các học sinh, sinh viên, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập và rèn luyện.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.