Ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 quy định: Các hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi được xếp vào khung xử lý hình sự thay vì hành chính như trước. Các hành vi dùng chất cấm, ngay cả khi chưa xác định được hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 1-5 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng, hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi có thể xử phạt tù lên đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Cơ sở giết mổ gia súc của gia đình ông Cà Văn Xôm, bản Mé Ban,

phường Chiềng Cơi (Thành phố) được kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 540 cơ sở giết mổ gia súc, 71 cơ sở giết mổ gia cầm, 75 cơ sở chế biến giò chả và gần 100 cơ sở buôn bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, vì lợi nhuận nên vẫn còn người sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm. Đặc biệt, vừa qua Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Sơn La đã kiểm tra một số cơ sở giết mổ và lấy mẫu thịt lợn gửi về Trung tâm Chất lượng nông, lâm, thủy sản Vùng I (Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Bộ NN&PTNT) để kiểm nghiệm và phân tích, trong đó phát hiện một mẫu thịt lợn dương tính với chất Salbutamol (một loại chất tạo nạc bị cấm trong chăn nuôi lần đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh ta). Truy xuất nguồn gốc, chủ vật nuôi là gia đình ông Lường Văn Pọm, bản Nà Cành, xã Thôm Mòn (Thuận Châu). Sau đó, Chi cục phát hiện chủ cơ sở giết mổ gia cầm là bà Trần Thị Hồng Điệp và bà Đỗ Thị Thúy ở chợ 7-11 (Thành phố) có tàng trữ chất cấm Vàng O nhưng chưa sử dụng. Chi cục đã phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xử phạt hành chính hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, yêu cầu ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm đối với các gia đình và cơ sở kinh doanh trên.

Trao đổi với lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Sơn La, được biết: Chất Salbutamol khi trộn vào thức ăn gia súc sẽ có tác dụng làm cho lợn lớn nhanh, vai và mông nở, tỷ lệ nạc cao, màu sắc thịt đỏ hơn... Nếu chất Salbultamol tồn dư trong thịt gia súc sẽ gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng, như: rối loạn chức năng tim và phổi, khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng, phù nề, liệt cơ, run cơ, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, ngộ độc cấp tính, dễ gây ung thư... Phụ nữ có thai ăn thịt có tồn dư chất cấm, nguy cơ rối loạn giới tính đối với thai nhi. Còn chất Vàng O khi pha vào nước để nhuộm da gà, vịt sau khi giết mổ sẽ tạo màu vàng bắt mắt và dễ bán hơn; chất này sẽ gây ảnh hưởng tế bào gan, thận, tủy xương và dẫn đến nguy cơ ung thư cao.

Ông Nguyễn Văn Huân, Trưởng phòng Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Sơn La, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh chưa có các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, do vậy, với hàng trăm lò giết mổ gia súc, gia cầm quy mô hộ gia đình hoạt động hằng ngày thì các cơ quan chức năng rất khó kiểm tra, phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Cùng với đó, còn có nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vì lợi nhuận đã bất chấp quy định của pháp luật, lén lút cho chất cấm vào thức ăn gia súc, nên rất khó phát hiện.

Để ngăn chặn triệt để tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và giết mổ. Bên cạnh đó, người dân cần tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và giết mổ  gia súc và gia cầm để báo cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương biết, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Danh mục các chất bị cấm trong thức ăn chăn nuôi

 

- 22 hóa chất, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm bị cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam theo Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT từ 20/10/2014. Theo đó: Cấm tuyệt đối các hóa chất dùng để kích thích tăng trưởng (tạo nạc, tăng trọng) cho gia súc, gia cầm, như: Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Chloramphenicol, Diethylstilbestrol (DES), Dimetridazole, Fenoterol, Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran, Isoxuprin, Methyl-testosterone, Metronidazole, 19 Nor-testosterone, Ractopamine, Salbutamol, Terbutaline, Stilbenes, Trenbolone, Zeranol, Melamine (Với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg), Bacitracin Zn,  Carbadox, Olaquidox.

- Ngày 16/11/2016, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT ban hành danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam. Theo đó, bổ sung 5 loại vàng ô vào danh mục này gồm: VAT YELLOW 1, VAT YELLOW 2, VAT YELLOW 3, VAT YELLOW 4, Auramine và các dẫn xuất của Auramine hay còn được gọi là cơ bản màu vàng 2, sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.