Trò chơi tu lu của đồng bào Mông ở Nậm Nghẹp

Không chỉ lưu giữ các trò chơi dân gian mỗi dịp tết đến, xuân về hay trong các lễ hội, đồng bào dân tộc Mông ở bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đang duy trì và triển khai nhiều trò chơi dân gian truyền thống gắn với hoạt động quảng bá, phát triển du lịch,  trong đó có trò chơi tu lu.

Du khách trải nghiệm chơi tu lu tại bản Nậm Nghẹp.

Nói về trò chơi này, ông Kháng A Phịnh, Trưởng ban Công tác mặt trận bản Nậm Nghẹp, cho biết: Tuổi thơ của những chàng trai người Mông gắn liền với quả tu lu; ngày bé, chúng tôi được bố mẹ, ông bà làm cho tu lu để chơi cùng bạn bè, trẻ con thì làm quả tu lu nhỏ vừa với nắm tay, càng lớn quả tu lu cũng lớn dần theo và có đường kính tối đa từ 7 - 8 cm, cao 10 cm, trọng lượng khoảng 500 g tùy vào loại gỗ. Theo kinh nghiệm thì tu lu được làm từ gỗ nghiến, đinh, lim là tốt nhất, đảm bảo độ bền cứng. Con tu lu được đẽo gọt to, nhỏ khác nhau để phù hợp với thể lực của từng người chơi, sau đó dùng dao gọt, đẽo tạo hình trụ, đầu dưới thu nhỏ dần thành mũi nhọn là phần tiếp xúc với mặt đất, tạo thành tâm quay tròn, đầu trên dạng bán cầu.

Để tu lu quay lâu thì tạo hình quả tu lu cũng phải đảm bảo sự cân đối. Một phần không thể thiếu đó là dây quấn quanh quả tu lu được se bằng sợi lanh, dài hơn 1 mét, nối với một đoạn gậy được làm bằng cành cây cứng, hay cành trúc thẳng, nhỏ, cỡ bằng ngón tay cái, dài khoảng 40 - 60 cm, có độ dẻo để không bị gãy khi đánh tu lu. Người chơi một tay cầm tu lu, một tay cầm cán và dùng lực mạnh của cánh tay cầm cán, đồng thời buông tay cầm tu lu. Lúc này con tu lu theo lực vung của cánh tay người chơi lao ra quay tại vòng tròn cố định hoặc đánh vào con tu lu khác. Theo quy định, sẽ có 2 đội đấu với nhau, mỗi đội có từ 1-2 người trở lên và không quá 4 người. Sân chơi tu lu thường là một bãi đất rộng, mặt sân bằng phẳng, xung quanh rộng rãi, đảm bảo an toàn cho cuộc chơi và đủ rộng cho người xem đến cổ vũ.

Trò chơi tu lu có nhiều cách chơi và hình thức thi khác nhau, gồm phần thi biểu diễn và thi chọi quay... Các đội sẽ biểu diễn cho tu lu quay, tu lu đội nào quay lâu nhất sẽ giành phần thắng. Ngoài ra, các đội còn thi chọi tu lu, với 3 vòng thi, mức độ khó sẽ tăng dần bởi khoảng cách ngày càng xa, mỗi vòng thi cách nhau từ 3 - 6 mét. Vòng 3 là vòng cuối cùng, cũng là thử thách lớn nhất, cần sự khéo léo cùng với sức mạnh, độ phán đoán chính xác, giàu kinh nghiệm của người chơi để đánh trúng tu lu của đội bạn. Đội chọi đánh trúng tu lu của đội bạn thì được tính điểm và thi tiếp ở cự ly dài hơn, nếu chọi 3 lần không trúng thì không có điểm và sẽ phải quay tu lu để đội bạn đánh. Cứ như vậy, đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.

Tu lu còn là môn thể thao tạo lợi thế cho các chàng trai người Mông phô diễn sức mạnh, sự khéo léo trước những cô gái. Nhiều chàng trai cô gái Mông khi đi xem cỗ vũ chơi tu lu mà đã nên duyên chồng vợ và sống hạnh phúc bên nhau. Bởi vậy, đồng bào dân tộc Mông có câu: “Con quay anh nắm chắc; Đôi mắt anh ngắm thẳng; Ném con quay trúng đích; Vỡ òa trái tim em…”

Cùng gia đình lên Nậm Nghẹp trải nghiệm, chị Đào Kim Dung, du khách Hà Nội chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Nậm Nghẹp, không khí trong lành, thiên nhiên hoang sơ và yên bình, cách biệt hẳn với phố thị ồn ào. Người nơi đây rất thân thiện và còn nhiệt tình hướng dẫn tôi chơi tu lu, phải mất nhiều lần tôi mới có thể cho quả tu lu quay được trên mặt đất. Còn các thanh niên ở đây chơi rất khéo léo, điêu luyện.

Với những rừng sơn tra cổ thụ, cùng với nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, những năm gần đây, du lịch bản Nậm Nghẹp đang từng bước phát triển, việc giữ gìn trò chơi tu lu tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa, vừa lưu giữ môn thể thao truyền thống, vừa quảng bá nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông đến với du khách.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.