Thành phố mở rộng lớp dạy học chữ Thái

Dân tộc Thái ở Thành phố Sơn La chiếm khoảng 52% dân số. Tuy nhiên, hiện nay, ít người biết đọc và viết chữ Thái. Với mục tiêu bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái, thành phố Sơn La đã triển khai nhân rộng các CLB văn hóa dân tộc tại các xã, phường. Từ đó, nhiều lớp học chữ Thái được mở ra, thu hút nhân dân tham gia.

Lớp học chữ Thái ở bản Lầu, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La.

Bà Lù Thị Đoàn, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Thành phố, cho biết: Từ năm 2022 đến nay, các CLB đã tổ chức 7 lớp truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết cho các thành viên và nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái, thực hiện mục tiêu xây dựng Thành phố mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc.

Phường Chiềng Lề có CLB văn hóa dân tộc với 61 thành viên. Tháng 8/2023, CLB đã tổ chức khai giảng lớp học chữ Thái, với gần 50 học viên tại nhà văn hóa bản Lầu, người trẻ tuổi nhất là 17 tuổi, người cao tuổi nhất đã 75 tuổi. Em Lò Thị Diệp ở bản Lầu, là học viên trẻ tuổi nhất, chia sẻ: Mình là người dân tộc Thái mà không biết chữ viết, tiếng nói truyền thống của dân tộc mình là một thiếu sót rất lớn. Sau hơn 1 tháng học, em đã biết đọc, biết viết chữ Thái cổ.

Lớp học chữ Thái tại Nhà văn hóa bản Hẹo với 30 học viên cũng mới mở được 2 tháng nay. Ông Lò Văn Quân, Chủ nhiệm CLB văn hóa dân tộc Thái bản Hẹo, cho biết: Học viên học vào tối các ngày thứ 3, 5, 7 hàng tuần; sau 2 tháng học chữ Thái, học viên được học viết 19 cặp chữ Thái, tập đọc, ghép vần, hiểu nghĩa từ, câu, đọc thông, viết thạo chữ Thái. Hiện nay, đang học các bài ca dao, tục ngữ, giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của dân tộc. Bên cạnh đó, CLB còn tổ chức luyện tập văn nghệ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Lớp học chữ Thái với những học sinh ham học, đam mê tìm hiểu bản sắc dân tộc khiến những người ghé thăm nơi đây cảm thấy thú vị, xúc động. Điều đáng trân quý hơn là tâm huyết của những người giáo viên truyền dạy chữ Thái qua các bài giảng.

Cô giáo Cà Thị Định ở tổ 2, phường Quyết Tâm đã cao tuổi nhưng tình nguyện “xóa mù chữ” không đòi hỏi bất cứ một đồng thù lao. Để học viên dễ dàng tiếp thu, bà đã dựa vào tài liệu dạy chữ Thái của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh để xây dựng chương trình học phù hợp, tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Đồng thời, soạn giáo án gần gũi, thiết thực gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày của bà con; bà dành thời gian phân tích, giải nghĩa, dịch ra tiếng phổ thông để học viên hiểu hơn. Tìm tòi, hướng dẫn học viên cách cài phần mềm ngôn ngữ Thái trên máy tính và điện thoại di động để có thể học thêm tại nhà. Ngoài ra, bà còn sưu tầm, lồng ghép, giới thiệu những cuốn sách chữ Thái cổ, giới thiệu những câu ca dao, dân ca Thái vào bài giảng.

Bà Cà Thị Định nói: Những người tham gia lớp học đều là người cao tuổi, khả năng tiếp thu không nhanh nhạy như người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, cách viết, phát âm và ghép vần của chữ Thái khác nhiều so với tiếng phổ thông. Để đọc thông viết thạo chữ Thái, người học cần kiên trì, đam mê, học thuộc và ghi nhớ chữ cái. Vì vậy, tôi luôn động viên các học viên cố gắng kiên trì học hỏi, chịu khó tìm tòi. Sau một thời gian, những người già, sau khi hiểu được giá trị của chữ Thái cũng vận động con em mình đi học; người trẻ cũng say mê chữ Thái. Học viên chuyên cần đến lớp là động lực giúp tôi kiên trì với tấm bảng, viên phấn truyền dạy chữ Thái cho bà con.

Chúng tôi hy vọng, những lớp học dạy chữ Thái sẽ tiếp tục được nhân rộng, phát huy hiệu quả hơn với cộng đồng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 Bài, ảnh: Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.