Nơi ươm mầm những tài năng văn hóa nghệ thuật

Sau hơn 5 thập niên thành lập, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh Sơn La đã đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu văn hóa nghệ thuật cho hàng nghìn con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, nơi ươm mầm và chắp cánh các tài năng nghệ thuật bay xa.

Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh, tiền thân là Trường Sơ cấp nghiệp vụ Văn hóa thông tin, được thành lập ngày 2/6/1967 theo Quyết định của UBND tỉnh. Ngôi trường ra đời nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trên mặt trận tư tưởng, văn hóa nghệ thuật, kịp thời động viên cổ vũ nhân dân hăng hái thi đua lập công, vượt qua mọi khó khăn, giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Giáo viên và học sinh nhà trường biểu diễn tại chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”.

Qua nhiều lần đổi tên, nâng cấp, năm 2010, trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh Sơn La đến nay. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và du lịch của tỉnh Sơn La. Đồng thời, tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bà Lù Thị Vinh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Trường hiện có 37 cán bộ, giáo viên, trong đó có 1 NSƯT, 1 tiến sỹ và 5 thạc sỹ. Trong những năm qua, nhà trường luôn chủ động liên kết, mời giáo viên ở các trường bạn, các chuyên gia trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa nghệ thuật giảng dạy một số chuyên ngành liên quan. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên, đóng góp đáng kể nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp văn hóa thông tin và du lịch của tỉnh và khu vực Tây Bắc.

Trải qua 56 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo và liên kết đào tạo được trên 8.000 học sinh, sinh viên, cung cấp một số lượng đáng kể những nghệ sỹ, diễn viên và cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin và du lịch cho tỉnh Sơn La. Trong đó, đào tạo hệ trung cấp chính quy trên 700 diễn viên nghệ thuật các chuyên ngành: Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc, thanh nhạc, Organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đặc biệt là một số loại nhạc cụ truyền thống khu vực phía Bắc; trên 1.000 học sinh chuyên ngành hội họa, quản lý văn hóa, văn hóa văn nghệ quần chúng, thư viện, hướng dẫn du lịch. Liên kết với một số trường đại học đào tạo 700 học viên các chuyên ngành quản lý văn hóa, thư viện thông tin, văn hóa du lịch, quản trị văn phòng. Tập huấn nghiệp vụ văn hóa thông tin, du lịch cộng đồng cho trên 3.000 lượt cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn; cán bộ làm công tác du lịch cộng đồng trong tỉnh. Đào tạo 7 lưu học sinh Lào học ngành nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc; văn hóa, văn nghệ quần chúng; quản lý văn hóa.

Hằng năm, ngoài nhiệm vụ đào tạo, nhà trường còn tổ chức biểu diễn từ 20 đến 30 chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần; đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, đặc biệt ở lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, trong đó tiêu biểu là Nghệ thuật xòe Thái được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Điều mừng nhất là học sinh nhà trường sau khi tốt nghiệp, giữ vai trò nòng cốt cả về số lượng và chất lượng tại Nhà hát ca múa nhạc tỉnh Sơn La và các đoàn nghệ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh. Nhiều học sinh đã trở thành nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ xuất sắc, lãnh đạo đoàn nghệ thuật và lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc ngành văn hóa, lãnh đạo chủ chốt của một số xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Nghệ sỹ ưu tú Thế Hùng, Phó Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc tỉnh, một trong những học sinh tiêu biểu của trường, người có giọng ca đặc biệt được công chúng biết đến, với những ca khúc về Sơn La làm say đắm bao trái tim người yêu âm nhạc. Trong câu chuyện với anh được biết, năm 1996, Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh (nay là Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh) về huyện Mộc Châu tuyển sinh, anh Hùng đã đăng ký tham gia và thi đỗ vào trường. Sau 2 năm đào tạo tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Sơn La và Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, năm 1998, anh Hùng về công tác tại Đoàn ca múa nhạc tỉnh Sơn La. Năm 2004, anh thi đỗ vào Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tiếp tục học tập, rèn luyện và tốt nghiệp năm 2008...

Anh Hùng chia sẻ: Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh là nơi đầu tiên tôi được học âm nhạc chuyên nghiệp. Ngày đó, tuy còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng được các thầy cô nhiệt tình dạy bảo, giúp tôi khơi dậy đam mê và gắn bó với ca hát đến ngày hôm nay.

Tiếp nối những kết quả đạt được, cán bộ, giáo viên nhà trường hôm nay đang phát huy năng lực, kinh nghiệm, quyết tâm xây dựng phát triển trường lên tầm cao mới; trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và du lịch, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Sơn La ngày càng phát triển và lan tỏa.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.