Những hạt nhân văn hóa cơ sở

Với nhiệt huyết trong phong trào văn hóa, văn nghệ, không ít già làng, trưởng bản và những người trẻ tuổi tình nguyện tiên phong và trở thành hạt nhân văn nghệ quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Ông Lý Văn Chin, tổ dân phố Liên Hợp, phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu truyền dạy văn hóa truyền thống dân tộc Dao cho thế hệ trẻ.

Ở độ tuổi đã gần 70, ông Lý Văn Chin, tổ dân phố Liên Hợp, phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu vẫn miệt mài nghiên cứu văn hóa Dao Tiền. Am hiểu về văn hóa truyền thống, là “thầy cúng” uy tín trong cộng đồng người Dao Tiền. Ông luôn nhiệt tình với các hoạt động truyền dạy văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ, là “cố vấn” tận tình cho các đội văn nghệ khi phục dựng, trình diễn lễ hội của dân tộc. Ông Chin còn tích cực tham gia công việc của tổ dân phố, tuyên truyền bà con thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là nhân tố tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Ông Chin tâm huyết nói: Còn sức, tôi còn tiếp tục đồng hành tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ tại cơ sở, nhất là những hoạt động truyền dạy văn hóa, phục dựng bảo tồn lễ hội truyền thống. Qua đó, giúp tạo mối liên hệ, gắn kết cộng đồng, khơi dậy tinh thần, trách nhiệm của bà con, nhất là thế hệ trẻ với việc bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Không chỉ có những già làng, người uy tín có trách nhiệm với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Hiện nay, nhiều người trẻ tại các bản làng cũng là nhân tố tích cực trong phong trào. Tiêu biểu, chị Dừ Thị Dông, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Mông với 50 thành viên thuộc các thế hệ của bản Phiêng Ban và Lốm Khiêu, thị trấn Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai.

Chị Dừ Thị Dông, bản Phiêng Ban, thị trấn Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (người cầm míc) cùng chị em tham gia biểu diễn văn nghệ.

Chị Dông chia sẻ: Tôi mong muốn phụ nữ dân tộc Mông có thể vượt qua rào cản quan niệm về phụ nữ của dân tộc, có ý chí vươn lên, nỗ lực thay đổi bản thân. Tôi đã dành nhiều tâm huyết cho phong trào văn hóa, văn nghệ, đây là hoạt động giúp kết nối phụ nữ các thế hệ, tạo cơ hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc. Từ đó, tự tin tham gia các hoạt động xã hội, cùng xây dựng một cộng đồng đoàn kết, đời sống văn minh hơn. Ghi nhận những đóng góp trong xây dựng đời sống văn hóa, tôi đã được bầu là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ bản, là đảng viên nữ gương mẫu.

Hiện nay, toàn tỉnh có 2 nghệ nhân nhân dân, 27 nghệ nhân ưu tú, hơn 70 nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; hơn 2.000 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; hơn 2.300 đội văn nghệ quần chúng tại các tổ, bản, trường học; hơn 500 câu lạc bộ thể thao... Đây là minh chứng cụ thể về những hạt nhân nòng cốt trong cộng đồng dân cư đã và đang hoạt động, đóng góp bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa cho xã hội, nhất là thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Ông Phạm Hồng Thu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Hằng năm, Sở tổ chức các lớp tập huấn cho các hạt nhân văn nghệ cơ sở, tập huấn đội văn nghệ mẫu và mời nghệ nhân ưu tú truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc. Các huyện, thị xã, thành phố duy trì việc cử cán bộ văn hóa về xã, bản hướng dẫn biên đạo múa, tổ chức chương trình biểu diễn. Qua đó, giúp xây dựng đội ngũ hạt nhân nòng cốt, là “đầu tàu” dẫn dắt và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.

Năm 2024, toàn tỉnh 78,8% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, tăng 2,9% so với năm 2023; có 53,9% bản, tổ dân phố đạt bản, tổ dân phố văn hóa; tỷ lệ hộ gia đình thể thao đạt 23,4%. Kết quả này, có sự đóng góp không nhỏ của những hạt nhân nòng cốt tại cơ sở, thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa, giúp lan tỏa giá trị, ý nghĩa của phong trào này trong cuộc sống.

Bài, ảnh: Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.