Nét đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường

Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử của từng dân tộc. Với đồng bào Mường tỉnh Sơn La, họ có những nét đặc trưng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ, tạo cho phụ nữ Mường nét duyên dáng rất riêng khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Phụ nữ dân tộc Mường dệt thổ cẩm.

Chiếm 8,4% dân số trong tỉnh, dân tộc Mường chủ yếu cư trú ở các huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Vân Hồ… Do sinh sống ở các địa phương khác nhau, nên trang phục truyền thống của phụ nữ Mường có một số nét khác biệt. Vùng Mộc Châu, Vân Hồ, phụ nữ mặc áo pắn (áo thân ngắn) đến chấm eo lưng, được xẻ ở ngực để tạo điểm nhấn. Trước đây, áo pắn chỉ có hai màu nâu và trắng, nhưng nay có đủ màu sắc. Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường vùng này được tạo điểm nhấn bằng yếm và khăn đội đầu. Chiếc khăn đội đầu là một dải vải trắng không viền, rộng khoảng một gang tay, dài quá vòng đầu để thắt sau gáy theo kiểu thắt vặn, không luồn dưới tóc, dùng để giữ cho nếp tóc được gọn gàng, giữ ấm khi thời tiết lạnh ở vùng cao.

Còn trang phục phụ nữ Mường vùng Phù Yên, Bắc Yên, lại có sự giao thoa đậm nét với trang phục phụ nữ ngành Thái trắng. Chị Hoàng Thị Tuyết, bản Vường, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, cho biết: Áo thường được may bằng loại vải sợi bông kẻ ca-rô, với phần thân áo ngắn, ôm vừa phần ngực, tay áo dài. Áo không có cổ mà chỉ là nẹp áo vòng quanh cổ, có hàng cúc bằng hạt cườm ôm khít lấy người khoe được vẻ đẹp của cơ thể người phụ nữ, tạo sự gọn gàng, duyên dáng cho họ.

Váy của phụ nữ Mường ở các vùng đều có điểm giống nhau ở 3 bộ phận chính là đầu váy, thân váy và cạp váy. Trong đó, đầu váy là chi tiết quan trọng, bởi đây là điểm nhấn đại diện cho sự sáng tạo, thường là các họa tiết hoa văn thêu hình chim muông. Thân váy dùng các loại vải sa tanh, hoặc vải nhung, màu đen là chủ đạo. Cạp váy được vắt và khâu bên trong thân váy thường có màu đỏ hoặc đen. Khi mặc, cạp váy cao ôm sát người tạo nên nét duyên dáng cho người phụ nữ Mường và thể hiện nét đặc trưng riêng biệt mà những dân tộc khác ít có được.

Các bộ trang phục truyền thống dân tộc Mường do những người phụ nữ làm nên, từ trồng dâu, nuôi tằm, bật bông, xe sợi, dệt vải và may thành sản phẩm. Tùy thuộc vào độ tuổi, người phụ nữ sẽ khéo léo kết hợp các màu sắc với nhau phù hợp. Nếu là cô gái Mường đang tuổi hẹn hò, yêu đương sẽ chọn thổ cẩm gam màu sáng, thêu những hoa văn uốn lượn, bay bổng, thơ mộng. Phụ nữ lớn tuổi lấy gam màu trầm làm chủ đạo, đường nét rắn rỏi và có sự chiêm nghiệm về cuộc sống.

Ngày này, trước sự phát triển của kinh tế, xã hội, đã xuất hiện nhiều dạng chất liệu dệt, vải vóc khác nhau, do vậy, bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường cũng được sáng tạo, may gọn nhẹ, dễ mặc hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc và cấu trúc truyền thống. Lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình, hiện nay, phụ nữ dân tộc Mường độ tuổi trung niên vẫn thường xuyên mặc trang phục truyền thống hằng ngày, còn đa phần đều mặc trang phục truyền thống vào các ngày lễ, tết, ngày hội văn hóa.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang khuyến khích khôi phục nghề dệt thổ cẩm; sưu tầm trang phục truyền thống, trong đó có trang phục dân tộc Mường phục vụ cho công tác quản lý, lưu giữ, bảo tồn. Tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, nhằm đưa trang phục của đồng bào dân tộc trở thành sản phẩm du lịch, gắn với bảo tồn các nét đẹp văn hóa, cũng như phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, trường học khuyến khích công chức, viên chức, người lao động, học sinh thường xuyên mặc trang phục truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc. Từ đó, có những đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bài, ảnh: Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.