Nặng lòng với chữ Thái ở Yên Châu

Mong muốn tiếng nói, chữ viết của dân tộc không bị mai một, nhiều năm qua, ông Lường Văn Chựa, ở bản Ngùa, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu đã miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy chữ Thái, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Lớp học chữ Thái của ông Lường Văn Chựa.

Sau gần 35 năm làm cán bộ ngành Kiểm sát, cán bộ huyện, năm 2005, ông về nghỉ hưu và dành thời gian chuyên tâm nghiên cứu chữ Thái để truyền lại cho nhân dân trên địa bàn.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn truyền thống, ngay gian chính, ông Chựa giành để cất giữ các loại sách, tư liệu quý về văn hóa Thái mà ông đã dày công sưu tầm suốt cả đời mình. Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chựa vẫn còn minh mẫn. Ông tâm sự: Chữ Thái chính là di sản tinh thần, kết tinh trí tuệ của tổ tiên để lại, lưu giữ trong các sách cổ. Từ nhỏ, tôi đã được ông cha truyền dạy chữ viết. Càng học càng say mê những nét đặc sắc văn hóa gửi gắm phía sau những câu chữ. Đó là những làn điệu dân ca, bài hát giao duyên tình tứ, kho tàng thành ngữ, tục ngữ rất cô đọng, triết lý; thể hiện đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng người dân tộc Thái xưa.

Tuy nhiên, điều làm ông Chựa trăn trở là lâu nay, các gia đình người dân tộc Thái ít giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Nhiều đứa trẻ lớn lên, đến trường và chỉ nhớ mình là người Thái khi ghi vào lý lịch. Nói tiếng Thái còn hiếm, nói gì đến chữ viết. Năm 2016, ông đã đề xuất với bản cho mượn nhà văn hóa và cùng với một số người bạn tổ chức dạy chữ Thái miễn phí cho bà con.

Ông Chựa nhớ lại: Ban đầu, mọi người háo hức lắm, nhưng khi bắt đầu học, thấy viết chữ khó quá nên nhiều người học được vài buổi thì dừng. Bên cạnh đó, cũng do thiếu tài liệu và những người tham gia lớp học đều là người cao tuổi, khả năng tiếp thu chậm; nhất là do cách viết, phát âm và ghép vần của chữ Thái khác so với tiếng phổ thông, nếu không kiên trì và ghi nhớ chữ cái thì không thể ghép vần và đọc được. Vì vậy, trong các buổi học, tôi luôn động viên, kiên trì chỉ dạy cho các học viên. Sau một thời gian, các học viên đến lớp đều đặn dần. Điều phấn khởi, là những người già sau khi hiểu được giá trị của chữ viết dân tộc mình nên đã vận động con cháu đi học.

Để học viên dễ tiếp thu, ông Chựa cùng các giáo viên đã nghỉ hưu dựa vào tài liệu dạy chữ Thái của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh xây dựng chương trình học phù hợp, phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Soạn giáo án gần gũi, thiết thực gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày; dành nhiều thời gian phân tích, giải nghĩa hoặc dịch ra tiếng phổ thông để học viên hiểu hơn. Ông còn tìm tòi, hướng dẫn bà con cài phần mềm học ngôn ngữ Thái trên máy tính và điện thoại để có thể học thêm tại nhà. Từ lớp học đầu tiên ở xã Chiềng Pằn, đã lan tỏa phong trào học chữ Thái sang các xã Chiềng Khoi, Chiềng Hặc, Sặp Vạt, thu hút nhiều lượt người tham gia.

Học viên Lò Thị Anh, bản Ngùa, xã Chiềng Pằn, chia sẻ: Lớp chữ Thái rất bổ ích cho bản thân tôi. Không đơn thuần chỉ là học viết, học đọc mà còn học cả kho tàng giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Qua đó, càng thấy mình cũng phải có trách nhiệm học và bảo tồn chữ viết, tiếng nói dân tộc mình. Tôi sẽ cố gắng học để dạy lại cho các con, cháu.

Không chỉ miệt mài lưu giữ chữ viết, ông Chựa còn gìn giữ, bảo tồn những làn điệu dân ca, truyền dạy cách sử dụng các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Thái. Năm 2018, ông đứng ra thành lập nhóm bảo tồn văn hóa dân tộc Thái Yên Châu với 19 thành viên. Ngoài dân tộc Thái còn có thêm 6 người là dân tộc Khơ Mú cũng tham gia. Từ khi thành lập đến nay, ông Chựa cùng nhóm mở được 7 lớp học chữ, khèn bè Thái và lớp truyền dạy tiếng Khơ Mú miễn phí cho bà con trên địa bàn huyện.

Tâm huyết với văn hóa dân tộc, những việc làm của ông Lường Văn Chựa đã và đang góp phần lưu giữ và truyền đạt cho các thế hệ hiểu và thêm yêu thích văn hóa truyền thống của dân tộc. Với những đóng góp của mình, ông đã được Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Yên Châu tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Ông Lường Văn Chựa là một trong những điển hình thi đua yêu nước trong lĩnh vực văn hóa của tỉnh.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.