Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch

Mộc Châu vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc, mỗi dân tộc có nét riêng về văn hóa, lễ hội, phong tục, tất cả hòa chung để tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng riêng biệt mang thương hiệu Mộc Châu. Phát huy những lợi thế đó, huyện đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách và góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho đồng bào các dân tộc.

Lễ hội Hết Chá bản Áng, xã Đông Sang năm 2023. 

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay, Mộc Châu có 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã được công nhận, đó là: Lễ hội Hết Chá và xòe Thái của dân tộc Thái; lễ cấp sắc và nghi lễ truyền thống trong đám cưới của dân tộc Dao; nghi lễ cúng dòng họ, múa khèn và thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Mông.

Hiện nay, Mộc Châu đã khôi phục các loại hình nghệ thuật âm nhạc, ca múa, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và một số lễ hội, như: Lễ hội Hết Chá, lễ hội Cầu Mưa… đảm bảo đúng nghi lễ, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống. Hằng năm, huyện còn tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu vào dịp 2/9, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, góp phần giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.

Tái hiện nghi lễ cúng tại Lễ hội cầu mưa của người Thái trắng xã Mường Sang.

Cùng với đó, để duy trì 184 đội văn nghệ quần chúng tại các tổ, bản, tiểu khu, ngoài kinh phí hỗ trợ theo chính sách của tỉnh, các đội văn nghệ đã kêu gọi xã hội hóa, huy động nhân dân đóng góp để duy trì hoạt động, tham gia biểu diễn giao lưu, liên hoan, hội thi, hội diễn. Nhờ đó, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng của Mộc Châu phát triển mạnh, là môi trường tốt để bảo tồn những điệu múa, dân ca, nhạc cụ truyền thống, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và tổ chức phục vụ khách du lịch.

Chính những nét văn hóa đặc trưng, riêng biệt của các dân tộc đã tạo tiền đề quan trọng để Mộc Châu phát triển du lịch cộng đồng. Hiện, loại hình du lịch cộng đồng đã và đang hình thành tại nhiều bản của một số xã trên địa bàn huyện như: bản Áng, xã Đông Sang; bản Dọi, xã Tân Lập; bản Vặt, xã Mường Sang... Đến và trải nghiệm, du khách được sống trong không gian văn hóa truyền thống, trong nếp ăn, ở, sinh hoạt, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần tạo điểm nhấn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Mộc Châu.

Chương trình nghệ thuật tại Ngày hội văn hóa thể thao cụm xã Nà Mường năm 2023.

Đến các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng của bản Áng, xã Đông Sang, chúng tôi ấn tượng với những ngôi nhà sàn truyền thống, trải nghiệm hoạt động tham quan, giải trí thú vị tìm hiểu về lịch sử, ẩm thực, văn hóa và cuộc sống của người dân bản địa. Toàn xã hiện có 74 hộ kinh doanh dịch vụ homestay, nhà nghỉ cộng đồng, tập trung chủ yếu tại bản Áng. Bà con nơi đây đã phát huy vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, gìn giữ những điệu múa xòe, làn điệu dân ca, bảo tồn những ngôi nhà sàn truyền thống... phục vụ nhu cầu của du khách. Từ đầu năm đến nay, các homestay trên địa bàn xã đã đón khoảng 20.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.

Cùng gia đình đến tham quan, nghỉ dưỡng tại xã Đông Sang, chị Nguyễn Thu Phương, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, chia sẻ: Chúng tôi rất ấn tượng về phong cảnh, văn hóa và con người ở Đông Sang rất gần gũi, thân thiện, mến khách và có những trải nghiệm thú vị về du lịch cộng đồng với nét văn hóa, văn nghệ đặc sắc và thưởng thức ẩm thực: cơm lam, cá nướng, thịt hun khói, uống rượu cần...

Du khách trải nghiệm hoạt động cộng đồng tại bản Áng, xã Đông Sang.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế du lịch được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển du lịch Mộc Châu theo hướng hiệu quả, bền vững. Huyện đã hỗ trợ kinh phí để phục dựng, tái hiện một số lễ hội truyền thống, đặc sắc, như lễ hội Hết Chá, xã Đông Sang; lễ hội cầu mưa, xã Mường Sang, vừa bảo tồn được những nét văn hóa đặc trưng, giới thiệu văn hóa, con người Mộc Châu, tạo thành sản phẩm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.

Những nét văn hóa độc đáo, cùng nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp đã tạo ra sản phẩm thu hút khách du lịch. Từ đầu năm đến nay, Mộc Châu đã đón hơn 700 nghìn lượt khách du lich, doanh thu xã hội ước đạt hơn 770 tỷ đồng. Đây là tín hiệu quan trong để Mộc Châu tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; bảo tồn các lễ hội, không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên gắn với phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có sức cạnh tranh cao, thu hút ngày càng nhiều du khách đến thăm quan, khám phá cao nguyên Mộc Châu.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).