Hoa ban trong văn hóa ẩm thực Tây Bắc

Mỗi độ tháng 3 về, núi rừng Tây Bắc lại ngập tràn sắc trắng của hoa ban, một loài hoa gắn bó với đồng bào miền núi. Hoa ban không chỉ đẹp mà qua đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc đã trở thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn mang đậm hương vị của núi rừng khiến du khách phương xa ấn tượng không quên.

Hoa ban từ lâu đã trở thành một loại rau đặc biệt của đồng bào các dân tộc ở Sơn La - Tây Bắc mỗi khi vào mùa. Nhưng có lẽ, những người phụ nữ Thái vẫn luôn có nhiều sự sáng tạo và dành sự tâm huyết để chế biến hoa ban thành những món ăn bắt mắt với đủ hương vị phong phú. Chị Quàng Thị Dom, phường Chiềng An, Thành phố, nói: Cây ban vốn là cây mọc tự nhiên trong rừng nhưng thường được đồng bào Thái mang về trồng cả ở vườn nhà vừa để hoa nở đẹp nhà, vừa có rau ăn. Sang xuân, ban ra chồi non có thể ngắt về nấu canh, làm nộm. Nhưng thích nhất là hoa ban vị thanh ngọt, dễ kết hợp các nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Theo kinh nghiệm của đồng bào Thái, món ăn từ hoa ban thanh mát, có tác dụng giải nhiệt vào những ngày thời tiết chuyển sang hè oi nắng.

Nộm hoa ban là món ăn phổ biến nhất. Hoa ban hái từ trên cành mang về nhặt bỏ cuống già, rửa sạch, trần qua nước sôi, để ráo nước rồi trộn cùng với các loại rau thơm thái nhỏ, thêm gia vị chua, cay, mặn, ngọt vừa đủ, đảo đều cho ngấm rồi bày ra đĩa. Đây là cách chế biến đơn giản nhất giúp người thưởng thức có thể cảm nhận trọn hương vị tự nhiên của hoa ban với chút ngòn ngọt, hơi chát nhẹ, vị thanh thanh, giòn mát của cánh ban cùng các gia vị hòa lẫn giúp món ăn đơn giản mà cuốn hút.

Mùa hoa ban cũng là mùa măng đắng vào vụ rộ. Nên chẳng biết tự bao giờ, hoa ban luôn được đồng bào Thái kết hợp với măng đắng thành món nộm, món xào, món canh. Ban thanh ngọt và chát nhẹ nên có thể dung hòa vị đắng he của măng, kèm thêm gia vị đặc trưng của Tây Bắc là tỏi, mắc khén tạo nên sự kết hợp hoàn hảo cho món ăn đậm vị, lạ miệng và hấp dẫn. Hoa ban cũng dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau, mỗi cách kết hợp lại tạo ra những món ăn có hương vị rất riêng. Ban hợp với món nộm cùng rau cải hay các loại rau rừng, rau dại hái từ đồng ruộng về. Hoa ban cũng là nguyên liệu thường dùng để xào cùng thịt bò, thịt lợn, trộn gia vị nhồi bụng cá để nướng hoặc hấp. Hay đơn giản chỉ cần một bông hoa ban được dùng để trang trí trên một món ăn nào đó cũng đủ gây ấn tượng và làm đẹp lòng thực khách trong bữa tiệc.

Chị Lò Thị Hà, xã Hua La, Thành phố, có nhà hàng chuyên về ẩm thực dân tộc, chia sẻ: Với hoa ban, tùy tay người chế biến mà có thể sáng tạo thành rất nhiều món ăn ngon. Nhưng với tôi, thích nhất vẫn là món canh hoa ban nấu măng và xương trâu. Xương đem ninh thật kỹ cho ngọt nước, măng chọn củ tươi thái miếng nhỏ đem ninh cùng, măng chín thì cho hoa ban vào đun thêm vài phút, bỏ thêm chút bột gạo nếp vào nồi canh rồi đảo đều cho sánh, rắc hành lá thái thật mỏng cho nồi canh dậy mùi thơm là hoàn thành. Đây là món ăn khá phổ biến của các gia đình dân tộc Thái, dùng để làm ấm bụng mỗi ngày mưa hoặc dùng làm món ăn kèm không thể thiếu trong những bữa cơm đãi khách quý.

Để có hoa ban ăn quanh năm, khi mùa ban về, các mẹ, các chị thường lên nương, ra đồi hái ban về đem rửa sạch, đồ chín rồi phơi khô tích trữ. Khi ăn, hoa ban khô được mang ra ngâm với nước sôi cho nở rồi mới chế biến. Với đồng bào Tây Bắc, hoa ban cũng như măng rừng, là món quà quý được thiên nhiên ban tặng nên được bà con trân quý. Ẩm thực từ hoa ban cũng trở thành điểm nhấn giúp văn hóa và con người Sơn La - Tây Bắc thêm phần mến yêu, thương nhớ trong lòng du khách mỗi dịp ghé thăm.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.